Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Giáo Hội giải thích rõ hơn về việc hỏa táng

Vatican ngày 25 tháng 10, 2016

Đức Hồng Y Gerhard Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trình bầy hôm nay tại Văn Phòng Truyền Thông Vatican Huấn thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc chôn cất kẻ chết và giữ gìn tro trong trường hợp hỏa thiêu, mang tên Ad resurgendum cum Christo.

Đức Hồng Y  Cardinal Müller nói rằng vì việc hỏa táng đang trở nên thông dụng, và được coi như một thủ tục thường lệ. Ngài ghi nhận rằng, sự phát triển này, đang được nối tiếp bằng một hiện tượng khác: “việc gìn giữ tro trong một môi trường tư gia, biến  tro thành một vật kỷ niệm hay được phân tán trong thiên nhiên.”

Vì vậy, vấn đề chính trong tài liệu này đề cập đến việc gìn giữ tro, mà không được quên rằng “Giáo Hội thành khẩn đề nghị rằng phong tục tôn kính là chôn cất kẻ chết nên được duy trì” mặc dầu việc hỏa thiêu “không bị ngăn cấm trừ khi được lựa chọn vì những lý do ngược với Giáo Lý Công Giáo.”

Thực vậy, không có một đạo luật về việc gìn giữ tro, cho nên, một số các Hội Đồng Giám Mục đã xin Bộ Giáo lý Đức Tin cung cấp các hướng dẫn về phương cách và nơi các bình tro phải được cất giữ.

Đức Hồng Y Müller nói: “Giáo Hội tiếp tục khuyến cáo rằng thân xác kẻ chết cần được chôn tại một nghĩa trang hay một nơi thánh thiêng khác..” Ngòai ra, chôn cất là “cách thức thích hợp nhất để bầy tỏ đức tin và và niềm hy vọng vào việc thân xác sống lại.”

Ngài công nhận rằng có thể có lý do chính đáng để lựa chọn việc hỏa thiêu, nhưng tro phải được gìn giữ tại một nơi thánh thiêng, như tại nghĩa trang hay mợt nơi thánh thiêng khác; vì vậy việc phân tán tro trong không khí, trên mặt đất hay trên biển, hay biến đổi tro thành những vật kỷ niệm không được cho phép.”

Đức Hồng Y ghi nhận rằng với huấn thị này, chúng tôi muốn đóng góp rằng “các tín hữu nên có một ý thức tối hậu về phẩm giá của họ”. Ngài kết luận bằng việc nhắc nhớ rằng cần phải “phúc âm hóa ý nghĩa của sự chết trong ánh sáng của Đức Kitô Phục Sinh.”

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Venezuala Maduro

Đức Thánh Cha gốc La Tinh khuyến khích các đảng phái theo đuổi các cuộc đối thoại chân thành, xây dựng để giảm thiểu sự đau khổ của dân chúng

Vatican ngày 26 tháng 10, 2016: Tối hôm qua Đức Thánh Cha đã tiếp kiến riêng Tổng Thống Venezuala Nicolás Maduro.

Theo bản tin của Văn Phòng Truyền Thông Toà Thánh, “cuộc gặp gỡ xẩy ra trong khuôn khổ của tình trạng đáng lo ngại về chính trị, xã hội và kinh tế quốc gia này đang trải qua, và đang có nhiều ảnh hưởng tai hại đến đời sống hàng ngày của toàn thể dân nước.”

Bản tin tiếp: “Đức Thánh Cha là người đang lo lắng thật tình cho việc đóng góp cho quốc gia này. Ngài mong muốn tìm mọi phương cách khả dĩ giúp giải quyết được các vấn đề quan trọng và xây dựng sự tin cậy giữa mọi đảng phái.”

Ngoài ra, Đức Thánh Cha mời gọi các đảng phái “bầy tỏ lòng can đảm trong việc theo đuổi đường lối đối thoại chân thành và xây dựng nhằm giảm thiểu sự đau khổ cho người dân, trên hết là người nghèo khó và cổ võ cho một bầu khí xã hội đổi mới, giúp cho quốc gia này có thể nhìn về tương lai với niềm hy vọng.”

Yểm trợ cho hôn nhân và đời sống gia đình, và điện văn gửi người Ấn giáo

‘Là các tín hữu Kitô và Ấn giáo, chúng ta có thể hiệp nhất với mọi người có thiện tâm trong việc hỗ trợ cho hôn nhân và đời sống gia đình và hối thúc các gia đình trở nên các trường dậy về niềm hy vọng.’


Vatican 25 tháng 10, 2016:

Đây là t
hông cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn gửi người Ấn giáo nhân dịp mừng lễ Deepavali ngày 30 tháng 10, 2016. Lễ hội truyền thống Ấn giáo này có tính cách linh thiêng bầy tỏ sự vinh thắng của sự lành trên sự ác.

Các tín hữu Kitô và Ấn giáo: Cổ võ cho niềm hy vọng giữa các gia đình

Các bạn Ấn giáo thân mến,

1. Thay mặt cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, chúng tôi xin gửi đến quý vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong khi quý vị mừng Lễ Deepavali ngày 30 tháng 10, 2016. Chúc cho việc cử hành lễ này trên toàn thế giới sẽ tăng cường các mối tương quan gia đình, và đem lại niềm an vui và hoà bình đến với mọi gia đình và cộng đoàn.

2. Sự lành mạnh của xã hội tùy thuộc vào các mối tương quan gia đình, tuy nhiên chúng ta biết rằng ngày nay chính khái niệm về gia đình đang bị đe doạ bởi một bầu khí làm cho các ý nghĩa và giá trị thiết yếu trở nên có tính cách tương đối. Cũng thế, đời sống giá đình thường bị ngăn trở bởi các thực tại khó khăn như chiến tranh, nghèo khó, và di dân, đang lan tràn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu về niềm hy vọng được đổi mới nhờ vào nhân chứng của những người sốt sắng duy trì tầm quan gia đình và ý thức rõ rệt về những thay đổi bền vững của đời sống hôn nhân và gia đình cho sự an vui của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội. Với sự tôn kính các gia đình và ý thức rõ rệt về các thách đố quốc tế chúng ta phải đương đầu, chúng tôi mong muốn đưa ra một suy tư về cách thức chúng ta, các tín hữu Kitô và Ấn giáo có thể cùng nhau cổ võ cho niềm hy vọng trong mọi gia đình và nhờ đó có thể làm cho xã hội chúng ta trở nên nhân bản hơn.

3. Chúng tôi biết rằng gia đình là “trường học đầu tiên của nhân loại”và phụ huynh là “hiệu trưởng chính” trong việc giáo dục các con em. Chính là trong các gia đình mà con trẻ, được hướng dẫn bởi các gương sáng của cha mẹ và trưởng thượng, mới được dậy dỗ về các giá trị giúp cho chúng phát triển thành những con người tốt lành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, nhiều khi, sự lạc quan và lý tưởng hóa của giới trẻ chúng ta lại bị suy giảm vì những hoàn cảnh có ảnh hưởng đến gia đình. Vì vậy điều tối quan trọng là các phụ huynh phải cùng với cộng đồng, trao gửi cho các em ý thức của niềm hy vọng bằng cách  hướng dẫn chúng tới một tương lai tốt đẹp hơn và theo đuổi việc lành dù phải đối phó với những trở ngại khó khăn.

4. Do đó, việc cung ứng môt sự đào tạo và giáo dục về hy vọng là trách vụ hết sức quan trọng đối với các gia đình, (Tông huấn Amoris Laetitia, 274-275), như được phản ảnh bản thể thiêng liêng của lòng thương xót, ôm ấp những người tuyệt vọng và đem lại cho họ mục đích cho đời sống. Một nền giáo dục về niềm hy vọng như thế sẽ khuyến khích giới trẻ vươn ra trong tình bác ái và phục vụ những tha nhân thiếu thốn, và do đó trở nên ánh sáng cho những ai đang ở trong tối tăm.

5. Vì thế, các gia đình phải là những “trường đào tạo hy vọng” (Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đêm canh thức cầu nguyện cho Đại Hội Gia Đình tại Philadelphia, 26, tháng 9, 2015), nơi con trẻ học hỏi từ gương sáng của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, và có cảm nghiệm về quyền năng của hy vọng trong việc tăng cường các mối tương quan, phục vụ cho những người bị quên lãng trong xã hội và vượt thắng những bất công ngày nay. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng “tương lai của nhân loại phải đi qua con đường của gia đình: (Tông Huấn Familiaris Consortio, 86). Nếu nhân loại muốn phồn thịnh và sống trong hoà bình thì gia đình phải ôm lấy công trình nuôi dưỡng hy vọng và khuyến khích con cái trở nên những người công bố hy vọng cho toàn thế giới.

6. Là các tín hữu Kitô và Ấn giáo, chúng ta hãy hiệp nhất với tất cả những ai đầy thiện chí trong việc yểm trợ gia đình và đời sống hôn nhân, và thúc đẩy cho gia đình trở nên môi trường dậy dỗ về niềm hy vọng. Chớ gì chúng ta có thể dem ánh sáng hy vọng đến mọi ngõ ngách của thế giới, và đem an ủi và sức mạnh cho tất cả những ai thiếu thốn.

Chúng tôi cầu chúc quý vị một Lễ hội Deepavali thật vui vẻ!

Hồng Y Jean-Louis Tauran
Chủ Tịch
Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ
Tổng thư ký

Đức Thánh Cha nói về sự cô đơn của các linh mục vào cuối cuộc đời

Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Mác Ta

Vatican, Ngày 18, tháng 10, 2016.

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên dương các linh mục cao niên đã phục vụ Thiên Chúa trung thành, trong Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Thánh Mác Ta. Ngài đã nhắc tới sự cô đơn của các linh mục này vào cuối cuộc đời: “Khi vị tông đồ trung thành, thì sẽ không chờ đợi một kết cuộc khác với Chúa Giêsu” mà sẽ sống không có sự ân hận chua cay, với “sự đoan chắc là Chúa Giêsu đang ở bên họ.”

Đức Thánh Cha đã bình luận về bài đọc 1 (2 Tm 4, 10-17b) trong đó “Thánh Phaolô” đã chịu đừng biết bao thử thách và cuối cùng, hoàn toàn cô độc, và là nạn nhân của những sự đàn áp, bị bỏ rơi trong chán chường, nhưng đã không có tâm tình ân hận chua cay mà chỉ có sự đau khổ nội tâm. Cũng thế “Thánh Gioan Baotixita” đã bị chặt đầu vì một phụ nữ ngọai tình muốn trả thù. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Thánh Maximilien Kolbe, “đấng đã phát động một phong trào tông đồ trên toàn thế giới và làm được nhiều việc vĩ đại” đã bị chết trong một khám đường của bọn phát xít Đức.

Đức Thánh Cha  nói: “Khi vị tông đồ trung thành, thì sẽ không chờ đợi một kết cuộc khác với Chúa Giêsu. Đó là lề luật của Phúc Âm: nếu hạt thóc không chết đi thì sẽ không sinh hoa trái.” Cũng vậy “chết như các vị tử đạo, để làm chứng cho  Chúa Giêsu, chính là hạt giống chết đi để sinh hoa trái và làm cho trái đất có nhiều tín hữu mới.”

Đức Thánh Cha tiếp: Nhưng “một chủ chiên phải đoan chắc là mình đang đi trên lộ trình của Chúa Giêsu, Người sẽ ở gần bên mình cho đến cuối cuộc đời”. Thực vậy, Thiên Chúa không bỏ rơi mình. Khi một chủ chiên biết được như thế thì sẽ không chua cay: có thể là sống trong buồn rầu, nhưng vẫn đoan chắc là Chúa đang ở nên mình.”

“Ngược lại, một chủ chiên trong đời sống không lo cho đoàn chiên mà chỉ lo lắng đến những gì khác – như quyền lực, tiền bạc, thì sẽ không biết đến nỗi cô đơn của người công chính vào cuối cuộc đời. Có thể là vị này sẽ có những người thừa kế, chờ đợi để xem vị ấy có thể mang theo những gì khi qua đời.”

Là người cha cho đến cùng

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên dương các linh mục cao niên đã trung thành phục vụ Giáo Hội suốt đời : “Khi tôi đến viếng thăm một nhà hưu dưỡng của các linh mục cao niên, tôi thấy nhiều vị can đảm đã dâng hiến cuộc đời cho giáo dân. Ở đó, họ là các bệnh nhân, tê liệt, ngồi xe lăn, nhưng ta có thể thấy họ luôn mỉm cười. Vì họ cảm nhận được rằng Chúa Kitô đang ở bên họ. Và đôi mắt họ rực sáng khi họ hỏi tôi: ‘Giáo Hội lúc này ra sao? Giáo phận ra sao? Ơn kêu gọi ra sao?’ Cho đến cùng, vì họ là những người cha, vì họ đã dâng hiến tất cả cuộc đời cho tha nhân.”

Đức Thánh Cha đã kết thúc bằng việc mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho các linh mục đang ở vào cuối cuộc đời: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những chủ chiên đang ở vào cuối cuộc đời và đang chở đợi Chúa Kitô ban cho họ sức mạnh, sự an ủi, và sự cam đoan rằng mặc dầu họ bệnh tật và lẻ loi, Chúa vẫn ở với họ, kế bên.”

Bùi Hữu Thư

Công Viên của Chúa

Trong ai cũng có công viên,
Nằm trong tim nhỏ, nơi miền tâm linh.
Nơi đây hoa nở khoe mình,
Tin yêu, hy vọng, ẩn hình, trú thân.
Mắt thường không thấy đôi lần,
Trăm hoa đua nở, mười phân vẹn mười.
Hương thơm toả ngát khắp trời,
Sắc mầu khoe thắm cho đời thêm xinh.
Nếu ai không có lòng tin,
Sẽ không thấy được hoa trinh mỹ miều.
Mỗi khi chứng kiến tình yêu,
Mỗi khi am hiểu vai trò con tim.
Là sao ôm trọn nỗi niềm,
Những ai đau khổ, đắm chìm, tối tăm.
Dịu dàng, âu yếm, sóc chăm,
Ðỡ nâng, an ủi, lo thăm nhiều lần.
Những gì giúp đỡ tha nhân,
Tượng trưng cho nhựng qùa thân tặng người.
Mỗi lần chia sẻ cho đời,
Làm cho hoa thắm nở tươi trong vườn.
Trong vườn thiếu vắng người thương,
Chăm lo vun sới, cỏ thường mọc nhanh.
Cần luôn tước nước trong lành,
Bằng câu kinh kệ, chân thành sớm mai.
Thợ Vườn chính hiệu là ai?
Là Thiên Chúa đó!
Chính Người chăm lo. 

Khi nguy khó hãy khẩn cầu xin Chúa giúp đỡ,

Đức Thánh Cha nói trong một bài giảng buổi sáng: “ Xin đừng phản ứng với những đau khổ mất mát bằng ma túy, rượu chè, hay trốn tránh.”

Hãy tìm hiểu những gì đang xẩy ra trong tâm hồn và cầu xin Chúa giúp đỡ. Ngài nói như thế trong Thánh Lễ buổi sáng tại nhà nguyện Thánh Mác Ta.

Suy niệm về bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha bình luận về sự tuyệt vọng tinh thần, những gì ông Gióp đã cảm nghiệm và Đáp Ca: “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.”

“Ông Gióp đã mất hết tất cả và cảm thấy mình hoàn toàn bị bỏ rơi, và đã bị hành hạ cách bất công. Ông đã tuyệt vọng lớn tiếng van nài với Chúa, ông đã bầy tỏ hết những cảm nghĩ tuyệt vọng và nuối tiếc, tuy nhiên ông không hề nói những lời phạm thượng, hay than trách Chúa.”

Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều có những cảm nghiệm tới một mức độ nào đó về sự tuyệt vọng khiến cho chúng ta ‘cảm thấy như tâm hồn chúng ta bị đè nát’, như bị nghẹt thở, và có lẽ chỉ muốn chết cho rồi.”

Ngài nói: “Chúng ta phải hiểu rằng khi tâm hồn chúng ta ở trong tình trạng đau buồn triền miên và nghẹt thở này, cần nhớ là tất cả chúng ta phần nào cũng đều đã cảm thấy như vậy.”
”Một số người có thể uống thuốc ngủ để tránh tình trạng này hay uống vài ly rượu mạnh, nhưng những thứ này không giúp gì được đâu.”

Ngài nói: “Vậy thì người ta phải làm gì khi phải trải qua những giờ phút đen tối vì có thảm kịch xẩy ra trong gia đình, vì bệnh hoạn, vì có biến cố nhận chìm chúng ta xuống vực sâu.”
“Khi tuyệt vọng, chán chường, giải pháp cần áp dụng là phải cầu nguyện hết sức, như ông Gióp đã than khóc ngày đêm để Thiên Chúa phải nghe lời ông kêu cứu.”

Ngài nói Thánh Vịnh 88 và Đáp ca “Xin cho lời con nguyện cầu được dâng lên tới Chúa.” – là kinh nguyện để gõ cửa nhà Chúa, và gõ mạnh. “Lạy Chúa, linh hồn con tràn đầy những khắc khoải và đời sống con gần kề vực thẳm. Con đã thuộc vào số người sắp rơi vào hố sâu. Con là người đã kiệt sức.”

Ngài nói: “Đây là cách cầu nguyện hết sức chân thành, và đơn sơ, vì đây là cách một trẻ thơ bầy tỏ những cảm nghĩ với người cha. Và đây là cách chúng ta phải cầu nguyện trong những lúc khủng khiếp nhất, đen tối nhất, tuyệt vọng nhất.”

Khi có người khác chịu đau khổ và bị giam hãm trong sự tuyệt vọng về tâm hồn, điều tốt nhất là “nói càng ít càng tốt”, vì trong các trường hợp này, lời nói “cuối cùng không giúp gì được mà còn có thể gây nguy hại thêm.”

Có thể giúp cho nhau bằng sự thinh lặng yêu thương, “gần gũi, vuốt ve và cầu nguyện với Chúa Cha.”

Đức Thánh Cha yêu cầu mọi người hãy cầu nguyện để có ơn nhận biết và suy niệm về các lý do của sự tuyệt vọng của mình, có ơn để cầu nguyện sốt sắng với Chúa khi gặp khó khăn, và ơn nhận biết cách thức đồng hành với những ai đang đau khổ, buồn phiền và tuyệt vọng.

Những dị biệt không thể là nguyên nhân gây nên bạo tàn

Đức Thánh cha tuyên bố tại Georgia khi ngài khởi sự chuyến đi ba ngày trong diễn từ gửi các lãnh tụ của các cơ quan xã hội và văn hóa

Ngày 30 tháng 9, 2016: Zenit.org

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Tbilisi, thủ đô nước Georgia, lúc 3 giờ chiều giờ điạ phương. Đây là điạ điểm đầu tiên của chuyến tông du sang vùng Caucase với chủ đề “Pax Vobis”, lời kêu gọi cho hoà bình trong miền.

Tại phi trường, sau chuyến bay dài 4 tiếng, Đức Thánh Cha được tổng thống nước Công Hoà Georgia là ông Giorgi Margvelashvili và phu nhân đón tiếp, và tháp tùng có Thượng Phụ Công Giáo Georgia, là ngài Beatitude Ilia II. Hai trẻ em mặc quốc phục kính dâng ngài một giỏ trái nho trước sự hiện diện của các giới chức của chính phủ và các đại diện của những tổ chức và cơ quan xã hội dân sự.

Thủ đô nước Georgia có dân số Công Giáo đông nhất, và với khu vực phía nam là nơi có nhiều làng mạc toàn người Công Giáo. Người Công Giáo trong nước có đa số theo giáo hội La Tinh và Armenia, ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ theo nghi thức Assyria Chalde cũng như có một nhóm di dân mà đa số là người Hoa Kỳ, Âu Châu và Ấn Độ. Tại thủ đô Tbilisi có hai nhà thờ Công Giáo theo nghi thức La tinh: Nhà thờ Chánh Toà Assumption nằm tại trung tâm lịch sử và nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, nơi có một xứ Truyền Giáo theo Phong Trào Tân Dự Tòng Neocatechumenal gồm có các linh mục, các nhà truyền giáo và giáo dân đã có mặt ngay từ năm 1991

Tại Georgia có đa số là những người Kitô giáo theo đạo Chính Thống 83.9%, nhưng cũng có một thiểu số người Hồi Giáo, 9.9%.

Sau một cuộc đàm thoại ngắn với tổng thống Margvelashvili, và phu nhân và thượng phụ trong một căn phòng nhỏ tại phi trưòng, Đức Thánh Cha được đưa đến dinh tổng thống bằng xe hơi nơi ngài đọc diễn văn đầu tiên tại Georgia trước sự hiện diện của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo, các thành viên của Ngọai Giao Đoàn, và đại diện của các nền văn hóa quốc tế.

“Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi cơ hội để viếng thăm miền đất được chúc phúc này. Đây là nơi có sự trao đổi chính yếu giữa các nền văn hóa và văn minh, ngay từ thời rao giảng của Thánh Nino vào đầu thế kỷ thứ Tư, đã khám phá ra Kitô giáo với căn tính sâu xa nhất và nền tảng vững chắc của các giá trị Kitô. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhận xét khi ngài viếng thăm quốc gia của quý vị: ‘Kitô giáo trở thành hạt giống cho những sự triển nở kế tiếp của nền văn hóa Georgia’, và hạt giống này tiếp tục nẩy sinh hoa trái. Nhắc lại cuộc viếng thăm của quý vị tại Toà Thánh năm ngoái và mối tương quan tốt đẹp với Geogia, tôi chân thành cảm ơn Tổng Thống đã ưu ái mời tôi và đã có những lời đón tiếp nồng hậu thay mặt cho các giới chức chính phủ và nhân dân Georgia”.

“Lịch sử lâu dài nhiều thế kỷ của quốc gia qúy vị cho thấy đã bắt ngưồn từ các giá trị được thể hiện trong nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Điều này nâng cao quốc gia quý vị như nền tảng vững chắc của nền văn minh Âu Châu một cách toàn vẹn và đặc biệt; đồng thời cũng là điều hiển nhiên vì vị thế địa dư của quý vị. Georgia hầu như là chiếc cầu thiên nhiên nối liền Âu Châu và Á Châu, và là phương tiện nối kết việc truyền thông và bang giao giữa các dân nước. Qua nhiều thế kỷ đã hỗ trợ cho việc ngọai thương, đối thọai và trao đổi các tư tưởng và kinh nghiệm giữa các nền văn hóa khác nhau. Như quốc ca của quý vị đã tuyên xưng một cách hào hùng: ‘Phù tiêu của tôi là quê hương tôi,,. Núi non thung lũng được chia sẻ với Thiên Chúa’”.

“Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho quốc gia này hoà bình và thịnh vượng!”

Ðức Tin

Ðức tin không bao giờ thắc mắc,
Khi đường Chúa như đêm đen dày đặc.
Không cần phải hỏi Chúa tại sao,
Chỉ cầu xin, và luôn luôn tin chắc.

Ðức tin nhìn xuyên qua bão tố,
Chẳng ngại nghi, chỉ vững tâm bền chí.
Không dừng chân, thơ thẩn trên lối đi,
Ðể nhìn mây và ngắm hoa bên lộ.

Ðức tin vẫn nghe Chúa gọi tên,
Dù gió mưa, sấm sét vang rền.
Ðức tin luôn nhẩy mừng, ca múa,
Trong tay Chúa, mãi mãi được bình yên.

Ðức tin không sợ gió, sợ mưa,
Cũng không e mây sám mịt mờ.
Ðức tin nhìn xuyên qua bóng tối,
Vững lòng tin, có đuốc sáng soi đưa.

Ðức tin tìm món qúa quí nhất,
Có đức tin, có mắt không cần nhìn,
Và không cần phải thấy tận mắt.
Vì chính Chúa là ánh sáng đức tin.

Vô gia cư về phương diện chính trị, nhưng không thất nghiệp

Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý chú tâm đến việc sử dụng quyền công dân

Arlington Catholic Herald 9/21/16

Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý của Giáo Phận Arlington có tên “Công Giáo và Chính Trị: Tín Hữu và Các Công Dân Tích Cực” (Catholics and Politics: Faithful and Engaged Citizens,) được tổ chức ngày 17 tháng 9, 2016 tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành (Good Shepherd Church) tại Alexandria. 130 tham dự viên được khuyến khích tham dự tích cực về chính trị trong chu kỳ bầu cử này – cả ở lãnh vực địa phương lẫn toàn quốc – bằng cách đi bầu và phụ giúp trong cộng đồng của họ.

Đức Giám Mục Arlington Paul S. Loverde khai mạc chương trình buổi sáng trước diễn giả chính bằng một lời kêu gọi cầu nguyện, thống hối và tích cực tham gia trong những giờ phút khó khăn này. Tiếng nói của Giáo Hội phải to lớn hơn thay vì nhỏ yếu hơn.”

Diễn giả chính trong Đại Hội này là ông Jonathan Reyes, Giám Đốc Điều Hành của Ngành Công Lý, Hoà Bình và Phát Triển Nhân Sự tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (the executive director of the Justice, Peace and Human Development Department at the United States Conference of Catholic Bishops). Ông nói: “Chu kỳ bầu cử năm nay không giống bất cứ chu kỳ nào khác ông đã chứng kiến.” Tiếp chuyện với người Công Giáo tại nhiều nơi trên toàn quốc ông ghi nhận có một sự lo lắng về tình trạng chính trị và sự thất vọng của mọi người đối với ứng viên tổng thống của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Người ta cảm thấy chán ghét đảng phái họ đã hỗ trợ nhiều năm qua.

Ông nói: “Người ta cảm thấy họ bị rơi vào trạng thái vô gia cư về chính trị, nhưng chúng ta không thất nghiệp. Chúng ta có thể không có chổ đứng về chính trị, nhưng điều này không thể hạn chế bổn phận của chúng ta là những tín hữu công dân.”

Linh mục Gerry Creedon, chánh xứ Thánh Gia (Holy Family) tại Dale City là chủ tịch của Ủy Ban Tổ Chức. Ngài nói: “Chúng ta cần minh định ứng viên nào sẽ yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người tốt hơn. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng hơn là cá nhân tôi phải làm, gì để yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người?”

Ông Reyes cho rằng vấn đề rắc rối sâu xa hơn là về chính trị. Bên trong cả hai đảng phái và trong xã hội bên ngoài, có một sự coi thường nhân phẩm đã làm cho các tín hữu Công Giáo bất mãn. Ông nói: “Phải, chúng ta có thể thỏai mái để nói về nhân phẩm của phe tả hay hữu, tùy theo hoàn cảnh, nhưng đối với chúng ta là người Công Giáo, không có sự miễn trừ.”

Ông nói: “Khi phải đối phó vời tình trạng vô gia cư về chính trị này, luôn có sự cám dỗ là nhắm mắt bỏ qua. Nhưng tiếng nói của Giáo Hội bây giờ lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bỏ qua không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Chúng ta phải đi bầu. Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Chúng ta hãy thưa: ‘Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì con đang được sống bây giờ, xin cho con biết con phải làm gì.’”

Ông Reyes cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên đới — sự tạo dựng những tình bạn chân chính, nhất là đối với những người bị cô lập hóa và sống bên lề xã hội. “Sau cuộc bầu cử này, sự phân hóa trong quốc gia chúng ta sẽ không biến đi. Giáo Hội có thể là nguồn trợ lực cho sự hiệp nhất không?”

Hai thuyết trình viên khác, Joan Rosenhauer thuộc Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) và Anthony Granado thuộc văn phòng Giao Dịch Chính Phủ tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Government Relations at the USCCB), cũng đồng ý với lời của ông Reyes là phải tích cực tham gia. Bà Rosenhauer nói: “Khi chúng ta không hành động trong đời sống công cộng và đem các giá trị của chúng ta làm ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ, tôi tin rằng đó là phạm tội của sự nhắm mắt bước qua.”

Ông Granado khuyến khích tham gia tại lãnh vực địa phương: “Người Công Giáo cần phải năng động về chính trị, vì các quyết định chính trị chính là các quyết định về luân lý.” Chương trình của Đại Hội nêu ra nhiều tổ chức để các công dân năng động lưu ý, kể cả Hội Đồng Giám Mục Virginia, là cánh tay họat động của các Giám Mục Virginia, của Bác Ái Công Giáo và Mục Vụ Đức Tin Công Chính (JustFaith Ministries).  Các nhóm họat động cho các vấn đề gồm có Catholic Climate Covenant, Catholic Legal Immigration Network và CatholicVote.org.

Vô gia cư về phương diện chính trị, nhưng không thất nghiệp

Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý chú tâm đến việc sử dụng quyền công dân

Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý của Giáo Phận Arlington có tên “Công Giáo và Chính Trị: Tín Hữu và Các Công Dân Tích Cực” (Catholics and Politics: Faithful and Engaged Citizens,) được tổ chức ngày 17 tháng 9, 2016 tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành (Good Shepherd Church) tại Alexandria. 130 tham dự viên được khuyến khích tham dự tích cực về chính trị trong chu kỳ bầu cử này – cả ở lãnh vực địa phương lẫn toàn quốc – bằng cách đi bầu và phụ giúp trong cộng đồng của họ.

Đức Giám Mục Arlington Paul S. Loverde khai mạc chương trình buổi sáng trước diễn giả chính bằng một lời kêu gọi cầu nguyện, thống hối và tích cực tham gia trong những giờ phút khó khăn này. Tiếng nói của Giáo Hội phải to lớn hơn thay vì nhỏ yếu hơn.”

Diễn giả chính trong Đại Hội này là ông Jonathan Reyes, Giám Đốc Điều Hành của Ngành Công Lý, Hoà Bình và Phát Triển Nhân Sự tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (the executive director of the Justice, Peace and Human Development Department at the United States Conference of Catholic Bishops). Ông nói: “Chu kỳ bầu cử năm nay không giống bất cứ chu kỳ nào khác ông đã chứng kiến.” Tiếp chuyện với người Công Giáo tại nhiều nơi trên toàn quốc ông ghi nhận có một sự lo lắng về tình trạng chính trị và sự thất vọng của mọi người đối với ứng viên tổng thống của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Người ta cảm thấy chán ghét đảng phái họ đã hỗ trợ nhiều năm qua.

Ông nói: “Người ta cảm thấy họ bị rơi vào trạng thái vô gia cư về chính trị, nhưng chúng ta không thất nghiệp. Chúng ta có thể không có chổ đứng về chính trị, nhưng điều này không thể hạn chế bổn phận của chúng ta là những tín hữu công dân.”

Linh mục Gerry Creedon, chánh xứ Thánh Gia (Holy Family) tại Dale City là chủ tịch của Ủy Ban Tổ Chức. Ngài nói: “Chúng ta cần minh định ứng viên nào sẽ yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người tốt hơn. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng hơn là cá nhân tôi phải làm, gì để yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người?”

Ông Reyes cho rằng vấn đề rắc rối sâu xa hơn là về chính trị. Bên trong cả hai đảng phái và trong xã hội bên ngoài, có một sự coi thường nhân phẩm đã làm cho các tín hữu Công Giáo bất mãn. Ông nói: “Phải, chúng ta có thể thỏai mái để nói về nhân phẩm của phe tả hay hữu, tùy theo hoàn cảnh, nhưng đối với chúng ta là người Công Giáo, không có sự miễn trừ.”

Ông nói: “Khi phải đối phó vời tình trạng vô gia cư về chính trị này, luôn có sự cám dỗ là nhắm mắt bỏ qua. Nhưng tiếng nói của Giáo Hội bây giờ lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bỏ qua không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Chúng ta phải đi bầu. Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Chúng ta hãy thưa: ‘Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì con đang được sống bây giờ, xin cho con biết con phải làm gì.’”

Ông Reyes cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên đới — sự tạo dựng những tình bạn chân chính, nhất là đối với những người bị cô lập hóa và sống bên lề xã hội. “Sau cuộc bầu cử này, sự phân hóa trong quốc gia chúng ta sẽ không biến đi. Giáo Hội có thể là nguồn trợ lực cho sự hiệp nhất không?”

Hai thuyết trình viên khác, Joan Rosenhauer thuộc Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) và Anthony Granado thuộc văn phòng Giao Dịch Chính Phủ tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Government Relations at the USCCB), cũng đồng ý với lời của ông Reyes là phải tích cực tham gia. Bà Rosenhauer nói: “Khi chúng ta không hành động trong đời sống công cộng và đem các giá trị của chúng ta làm ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ, tôi tin rằng đó là phạm tội của sự nhắm mắt bước qua.”

Ông Granado khuyến khích tham gia tại lãnh vực địa phương: “Người Công Giáo cần phải năng động về chính trị, vì các quyết định chính trị chính là các quyết định về luân lý.” Chương trình của Đại Hội nêu ra nhiều tổ chức để các công dân năng động lưu ý, kể cả Hội Đồng Giám Mục Virginia, là cánh tay họat động của các Giám Mục Virginia, của Bác Ái Công Giáo và Mục Vụ Đức Tin Công Chính (JustFaith Ministries).  Các nhóm họat động cho các vấn đề gồm có Catholic Climate Covenant, Catholic Legal Immigration Network và www.CatholicVote.org.

Subscribe to this RSS feed