Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Liên Hiệp Quốc: “Sứ Vụ Thường Trực của Đức Maria như Đại Sứ Hòa Bình”

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Auza nhân dịp Đức Thánh Cha hành hương tại Fatima

Rôma: Ngày 15 tháng 5, 2017

Tại Fatima, “Đức Trinh Nữ Maria đã thực sự hiện đến như một đại sứ hòa bình”, khi Mẹ kêu gọi ba mục đồng Lucia, Jacinta và Phanxicô tham gia vào “sứ mệnh thường xuyên của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.” Đây là điều Đức Cha Auza quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định ngày 12 tháng 5, 2017.

Đến từ Hoa Kỳ, ngay trước ngày kỷ niệm Đệ Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (ngày 13 tháng 5), 600 người đã tham gia vào một chương trình kỷ niệm do Ủy ban của Tòa Thánh và Ủy ban Bồ Đào Nha tổ chức với chủ đề “Đệ Bách Chu Niên Fatima và sự kiên trì liên tục của sứ điệp Đức Mẹ cho hòa bình.”

Trong việc can thiệp này, Đức Cha Auza đã kêu gọi mọi người hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ cho nền hòa bình tại Syria, Hàn Quốc, Nam Soudan, Somalia, Yemen, Cộng Hòa Trung Phi, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Ukraine, để chấm dứt các khủng bố, đàn áp tôn giáo, bách hại các sắc dân thiểu số và chủng tộc, chấm dứt các cuộc đàn áp độc tài, các vụ buôn lậu ma túy và tội ác có tổ chức, các vụ buôn người và các hình thức nô lệ tân thời khác.

Đức Cha đã nhấn mạnh về “sứ vụ thường trực” của Đức Trinh Nữ Maria, và đã nói như sau tại Fatima: “Đức Maria đã thực sự đến như một sứ giả hòa bình với lời kêu gọi ba đứa trẻ mục đồng là thành viên chính của Ủy Ban này theo ngôn ngữ của Liên Hiệp Quốc, là Ủy Ban Thường Trực của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.”

Theo lời vị khâm sứ của Tòa Thánh, chúng ta có thể rút tỉa những bài học hòan vũ cho các biến cố tại Fatima. Bài học đầu tiên là “nhu cầu về các sự hoán cải”, đặc biệt là việc tiếp đón những người nghèo khó: “là điều kiện thiết yếu cho hòa bình”. Không có sự hoán cải này thì “hòa bình chỉ là một ảo vọng.”

Bài học thứ hai có liên quan đến sự kiện “hòa bình phải khởi sự từ con tim”: “Nếu tâm hồn không được bình an thì, theo Đức Cha Auza, sẽ hết sức khó khăn cho những người kiến tạo hòa bình, những người xây dựng và canh giữ hòa bình. Con người phải được hoán cải.”

Bài học thứ ba có tính cách hòan vũ là cầu nguyện, như “một khí cụ bình an” để biến đổi “những người cầu nguyện” và cả “thế giới bên ngoài” nữa. Đức khâm sứ Tòa Thánh đã giải thích: “trong công tác hòa bình, trước khi hành động, trước hết phải cầu nguyện và hy sinh.”

Cuối cùng, bài học thứ tư là “sự cần thiết phải lôi kéo được tất cả mọi người tham gia vào các nỗ lực xây dựng hòa bình.” Để cho sứ điệp của Mẹ có hiệu quả, Mẹ đã không gửi các sứ điệp đến các quốc trưởng, các nhà ngoại giao, các lãnh tụ các tôn giáo, nhưng đến ba đứa trẻ. Đức Cha Auza nhấn mạnh: “Để hoạt động cho hòa bình, tất cả mọi người đều có phận sự tham gia, “ngay cả những ai bị thế gian coi là vô giá trị, không có thế lực hay quá trẻ.” 

Ánh Sáng Cuối Ðường Hầm

Có ánh sáng đầu kia đường hầm,
Can đảm lên nào, hãy vững tâm.
Ở nơi nào đó trong bóng tối,
Sẽ thấy đường đi, khỏi khóc thầm.

Ðường lối âm u, chẳng ngại ngần,
Bóng tối chẳng ngăn được bước chân.
Dù cho mắt thường chưa thể thấy,
Chúa dắt dìu đi, đừng lần khân.

Ðã có thời êm ấm, no say,
Dù lắm khi vật lộn qua ngày.
Sẽ có ngày Chúa thương ghé đến,
Cất sạch mọi phiền não trên tay.

Vì Thiên Ðàng luôn luôn chờ đón,
Cuối giòng đời trần thế của tôi.
Trong niềm vui yêu thương dâng trọn,
Tôi sẽ quên nước mắt cuộc đời.

Có ánh sáng đầu kia đường hầm,
Dù dặm trường thiên lý xa xăm.
Luôn biết rằng Chúa không hề bỏ,
Lời hứa Ngài ghi dạ trăm năm.

Bùi Hữu Thư

Theo tinh thần của Thánh I Nhã: Tình Bạn với Chúa Kitô, việc nhận định và “lợi điểm”

Buổi tiếp kiến Đại Chủng Viện Giáo Hoàng Posillipo

Ngày 8 tháng 5, 2017, L'Osservatore Romano

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Giáo huấn theo đường lối của Thánh I-Nhã có nghĩa là trước hết phải nuôi dưỡng trong con người sự hội nhập hoà điệu bắt đầu từ mối tương quan của tình bạn cá nhân với Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngày thứ bẩy 6 tháng 5, 2017 tại Vatican cộng đồng của Đại Chúng Viện liên giáo phận Posilippo, dành cho các tu sĩ Dòng Tên, tại Campanie trong Miền Napolie.

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi việc chú ý đến “sự thật” nơi mỗi người và trốn tránh “tinh thần giáo sĩ” và “tật câu nệ hình thức”. Ngài nói: “Các chủng sinh thân mến, xin đừng sợ hãi không dám gọi các sự vật bằng chính tên của chúng, cần trực diện với sự thật của đời sống chúng ta và cởi mở tâm hồn cho thanh thóat và chân thành đối với người khác, nhất là đối với các vị thầy giảng dậy, và cần trón tránh những cám dỗ của ‘tật câu nệ hình thức’ và ‘tinh thần giáo sĩ’; hai điều này luôn luôn nằm tận gốc rễ của một đời sống hai mặt.”

Sau đó Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh, y như cách nay vài tuần tại Milan, về “việc giáo huấn phương thức nhận định”: “Muốn trở nên những chuyên viên về nghệ thuật nhân định, trước hết cần phải quen thuộc với việc lắng nghe Lời Chúa, và cũng cần biết rõ chính mình, biết rõ thế giới nội tâm của mình, về những ảnh hưởng và những âu lo.”

Đức Thánh Cha cũng mời gọi tìm kiếm “lợi điểm đặc thù của Thánh I-Nhã thành Loyola, là tìm kiếm “Nước Trời”: “Tìm kiếm Nước Trời có nghĩa là tìm kiếm sự công chính của Thiên Chúa và biết hy sinh hoạt động để cho các mối tương quan, các cộng đoàn, các thành phố, có thể được đổi mới bởi tình yêu thương xót và công chính cùa Thiên Chúa, là Đấng lắng nghe lời kêu than của những người nghèo khó.” Và để được như vậy, Đức Thánh Cha  đã mời gọi “sự tự do về tâm linh.”

Đức Thánh Cha kêu gọi cho nền hòa bình tại Phi Châu

Đức Thánh Cha kêu gọi cho nền hòa bình tại Phi Châu

Chúng ta hãy kết hiệp với các anh chị em của đại lục lớn lao này

Ngày 5, tháng 5, 2017

Video của Đức Thánh Cha về Phi Châu, phát hình trên Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Tế của Đức Thánh Cha: https://thepopevideo.org/fr.html

“Chúng ta hãy cùng nhau kết hiệp với các anh chị em tại đại lục lớn lao này và hãy cùng cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi, để cho họ có thể làm chứng cách tiên tri cho sự hòa giải, cho nền công lý và hòa bình, theo gương Chúa Giêsu giầu lòng thương xót.” Đây là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong video về ý chỉ cầu nguyện Tháng Năm, 2017.

Trong cuốn phim ngắn được bỏ lên Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Tế của Đức Thánh Cha, ngài nói: “Khi chúng ta nhìn về Phi Châu, chúng ta có thể thấy ngay kho tàng các sản vật thiên nhiên tại đây. Đại lục này duy tri được niềm vui cho đời sống và niềm hy vọng giữa một di sản thiên nhiên văn hóa và tôn giáo giầu có.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đang tiêu diệt các dân nước và phá huỷ những tài sản thiên nhiên và văn hóa.”

Đức Thánh Cha nói tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện vói ngài theo ý chỉ này, trong khi các hình ảnh của những người thuộc các nước Phi Châu được chiếu trên mành ảnh truyền hình.

Dâng Mẹ Hoa Năm Sắc

Dâng Mẹ Hoa Năm Sắc

Mẹ ơi! Dâng Mẹ một tràng hoa|
Những đóa hoa năm sắc mượt mà
Cùng tấm lòng thiết tha thảo hiếu
Hương thơm tỏa ngát khắp trời xa.

Bông hoa đỏ như trái tim hồng
Dâng lên Mẹ với lòng thủy chung
Của đoàn con thiết tha trìu mến
Kính dâng Mẹ tràng hoa thắm nồng.

Hoa trắng tinh là mầu khiết trinh
Dâng lên Mẹ với trọn niềm tin
Của đoàn con trong toàn Giáo Xứ
Kính dâng Mẹ với hết tâm tình.

Dâng lên Mẹ những đóa hoa vàng
Như Triều Thiên Mẹ Chúa vinh quang
Đang ngự trên ngai tòa cao sáng
Kính dâng Mẹ, Mẹ Chúa Thiên Đàng.

Dâng lên Mẹ đóa hoa tím mầu
Từ khó khăn cuộc sống bể dâu
Kính xin Mẹ xót thương dìu dắt
Cho đoàn con thoát cảnh u sầu.

Kính dâng Mẹ một đóa hoa xanh
Hoa tươi mát, tinh khiết, trong lành
Mầu xanh là mầu hoa hy vọng
Niềm cậy trông nơi Mẹ hết tình.

Bùi Hữu Thư (Tháng 5 Kính Mẹ)

Bản dịch sang tiếng Anh:

Offering to The Virgin Mary

Dear Mother! We present to you 
A splendid bouquet of multi-color flowers
With our sincere filial piety.
Their beautiful fragrance spreads everywhere.

The red flowers are like the pink hearts
We present to you with our fidelity
And our deepest love,
We offer you the carnation flowers.

The white flowers represent the color of purity
We offer you with our total trust
We, the people of this parish
We present to you the white flowers with all our love.

We offer you the yellow flowers
Like the crown of the Glorious Mother of God
Seating on the highest throne
Our Mother, the Queen of Heaven.

We offer you the violet flowers
Representing our sorrows and pains
Have pity on us! And please lead us
Out of this valley of tears.

We offer you the blue flowers
So pure, so fresh, and sweet smelling
Blue is the color of hope
We all have hope and faith in you.


John Thu Bui

Venezuela: Đức Thánh Cha kêu gọi một giải pháp thương thuyết

Venezuela: Đức Thánh Cha kêu gọi một giải pháp thương thuyết

Và chấm dứt những bạo động

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một giải pháp thương thuyết và chấm dứt bạo động tại Venezuela.

Trong buổi tiếp kiến khoảng 70.000 thành viên của Phong Trào Công Giáo Tiến Hành Ý nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập, tại quảng trường Thánh Phêrô Chúa Nhật 30 tháng 4, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đến họ nhiều sứ điệp khác nhau, trước khi đọc kinh “Nữ Vương Thiên Đàng.”

Sứ điệp thứ nhất dành cho Venezuela: “Chúng ta không ngừng tiếp nhận những tin tức bi đát về tình hình tại Venezuela và sự gia tăng những xung đột tại đây khiến  cho rất nhiều người bị thương tích, thiệt mạng và bị bắt giữ.”

“Trong khi hiệp thông với những đau khổ của gia đình các nạn nhân, mà tôi đã hứa cầu nguyện cho họ, tôi muốn gửi lời kêu gọi thống thiết đến chính phủ quốc gia này và tất cả mọi thành phần của xã hội Venezuela để mong họ sẽ tránh được tất cả mọi hình thức bạo hành mới, để cho các nhân quyền được tôn trọng, và họ sẽ tìm kiếm được các giải pháp thương thuyết hòa giải cho cuộc khủng hoảng trầm trọng về đời sống con người, về vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế, đang làm kiệt quệ dân chúng tại đây.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi người Công Giáo cầu nguyện cho ý chỉ này, và ngài tiếp lời nói về tình hình tại Cộng Hòa Macédonie: “Chúng ta hãy gửi gấm trong tay Đức Nữ Đồng Trinh Maria nền hòa bình, sự hòa giải và nền dân chủ tại quốc gia thân yêu này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các quốc gia đang trải qua những khó khăn trầm trọng, đặc biệt trong những ngày này tại Cộng Hòa Macédonie.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến tình hình tại Venezuela trong buổi họp với giới truyền thông trên máy bay đưa ngài từ Cairo về Rôma, ngày thứ bẩy 19, tháng 4.

Ngài đã nói rằng Tòa Thánh có thể can thiệp với tính cách “trung gian trợ giúp” nếu “các điều kiện được rõ ràng” khiền cho họat động ngọai giao này có thể thực hiện. Ngài đã nhắc rằng cũng đã có một thử nghiệm của Tòa Thánh theo lời yêu cầu của bốn quốc gia nhưng những đề nghị đưa ra đều gặp trở ngại khi “có hai quốc gia đồng ý thì hai quốc gia khác phản đối.”

Tất cả những gì có thể làm cho Venezuela, cần phài được làm với “những cam kết cần thiết”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như vậy trên máy bay.

Các điều kiện đó là: Một lịch trình bầu cử, việc trả tự do cho những thành phần chống đối bị giam giữ, cởi mở cho sự trợ giúp nhân bản của quốc tế, việc tái thiết quyền hành của Quốc Hội. Đây là những điều kiện cho một cuộc thương thuyết được ấn định vào tháng 12 năm rồi bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Tổng Trưởng Ngọai Giao, người biết rõ quốc gia này vì đã từng là Khâm Sứ Tòa Thánh tại đây trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô mời về Rôma.

Tôi Trông Cậy Chúa

Tôi Trông Cậy Chúa


Ôi! Xin đừng gửi hương theo gió,
Vì gió sẽ vượt khỏi bàn tay bé nhỏ.
Cũng xin đừng tìm hiểu tại sao,
Và cũng xin đừng hỏi.

Như đứa trẻ thơ ngây,
Tung tăng đi cạnh Thầy.
Ðường ta đi Ngài đã tỏ,
Những gì xảy ra Người đã rõ.

Ðừng sợ, đừng lo, đừng thất vọng,
Ðừng chán, đừng buồn, đừng nôn nóng.
Vì có Người luôn ở bên ta,
Nâng đỡ chỉ đường đi mau chóng.

Từ cuộc đời mang đầy giả trá,
Ðến con đường chân lý vị tha.
Người ban cho niềm tin và hy vọng,
Ði bên Người, ta bước nhẹ thong dong.

Tình yêu và sự khôn ngoan của Chúa,
Bồi dưỡng cho ta chóng phục hồi.
Lòng khoan dung và quyền năng của Chúa,
Sửa sai cho niềm tin đã suy đồi.

Khi mạnh khoẻ hay lúc bệnh hoạn,
Khi lo buồn hay lúc hân hoan.
Khi trời xanh hay đầy giông tố,
Khi nắng đẹp hay lúc mưa rào.

Chúa ủi an, dắt dìu trong đêm tối,
Nắm tay Người, xin vững chí cậy trông.
Qua vực xâu, hay vũng lầy tội lỗi,
Chúa bế bồng, ta vượt thắng như không.

Bùi Hữu Thư

Những Phút Giây Gần Bên Chúa

Những Phút Giây Gần Bên Chúa


Những phút giây được gần bên Chúa,

Qúy giá hơn ngọc ngà gấm lụa.

Thuyền con đây có Chúa hộ phù,

Khỏi chìm trong biển đời giông tố.

Khi cuồng phong, sóng gào thác lũ,

Và bầu trời mây xám mịt mù.

Nếu con đây biết tìm đến Chúa,

Biển sẽ êm, trời lại sáng sủa.

Không có Chúa con thường thất bại,

Như con thuyền không buồm không lái.

Trên giòng đời phiêu bạt lênh đênh,

Gắng chống chèo, chẳng về đến bến.

Chúa là ánh hải đăng sáng chói,

Giúp con vượt bão tố biển đời.

Danh vọng, tiền tài con không đoái,

Bằng những phút kề cận bên Ngài.

Cuộc đời con đi trong nước mắt,

Nhưng không trong bóng đêm dầy đặc.

Và biết rằng những khi sầu não,

Có Chúa ban tình yêu ngọt ngào.

Chúa dẫn con theo đường ngay chính,

Không bao giờ bỏ con một mình.

Chúa luôn luôn an ủi không ngơi,

Những khi con tuyệt vọng, yếu đuối.

Tình yêu Chúa nâng đỡ con lên,

Khỏi đớn đau, sầu khổ triền miên.

Vì thế, lạy Thiên Chúa dấu yêu ơi!

Con coi chúng như hành trang trong đời.

Bùi Hữu Thư

Ngày Địa Cầu: Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ngày Địa Cầu: “Chúng ta hãy là những người canh giữ thay vì là những kẻ hủy hoại thế giới

Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ngày 24 tháng 4, 2017

Nói về Ngày Địa Cầu Thế Giới, 22 tháng 4, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người “hãy là những người canh giữ thay vì là những kẻ hủy hoại thế giới


Ngài đã viết trên chương mục tweet @Pontifex của ngài bằng chín ngôn ngữ: “Lạy Chúa, xin chữa lành đời sống chúng con, để chúng con trở thành những người canh giữ thay vì là những kẻ hủy hoại thế giới, để chúng con gieo rắc những gì là tốt đẹp thay vì những gì là ô nhiễm hay phá hủy.”

Để ghi dấu ngày Địa Cầu, Đức Hồng Y Ngoại Trưởng Pietro Parolin đã dâng Thánh Lễ trước khoàng 400 người tụ tập dưới một lều lớn của “Ngôi Làng Địa Cầu” tại công viên Borghese ở Rôma ngày Chúa Nhật 23 tháng 4, theo chương trình phát thanh bằng tiếng Ý của đài Radio Vatican.

Khi nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong thông điệp Laudato si’ do ngài tuyên bố khi bất ngờ đến thăm “Ngôi Làng Địa Cầu”là “cần biến đổi các sa mạc thành các cánh rừng”, Đức Hồng Y Parolin đã xác định tầm quan trọng của “việc bảo vệ di sản chung” của chúng ta là Trái Đất: “Hành động này, chúng ta phải cùng nhau thi hành.”

“Ngôi Làng Địa Cầu” đã trở lại Rôma năm nay với nhiều chương trình khác được Phong Trào Focolari và tổ chức Ngày Địa Cầu bên Ý, với sự cộng tác của Bộ Môi Trường thực hiện cho tới ngày 25 tháng 4. Chủ đề của biến cố này năm nay là việc đối thoại giữa các nền văn hóa. Sẽ có khỏang mười hội nghị bàn tròn về các vấn đề kinh tế, giáo dục, khoa học và một “Buổi Trình Tấu về Trái Đất” được tổ chức trong những ngày này tại thủ đô nước Ý.

Giáo Hội có bổn phận noi theo bước chân của Thánh Phanxicô

Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Giám Mục Domenico Sorrentino về việc khánh thành tân Nguyện Đường của sự Từ Bỏ tại Assissi

Nguyện đường mới của sự Từ Bỏ tại Assissi nhắc nhớ cho Giáo Hội “bổn phận phải sống theo bước chân của Thánh Phanxicô, vì ngài đã từ bỏ tất cả những gì là trần tục và khoác lấy những giá trị của Phúc Âm.” Đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong lá thư gửi cho Đức Cha Domenico Sorrentino, giám mục giáo phận Assissi-Nocera, về việc khánh thành Nguyện Đường của sự Từ Bỏ bên trong nhà thờ Đức Bà Cả, là nhà thờ chánh tòa cổ xưa của Assissi, được dự trù vào ngày 20 tháng 5, 2017. Sự “từ bỏ” tưởng niệm hành động của tu sĩ trẻ tuổi  Phanxicô khi đã tự trút mình gần như đến mức trần truồng, bỏ tất cả những gì là trần thế để dâng hiến trọn mình cho Thiên Chúa và các anh em.

Trong lá thư do Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh phổ biến ngày 19 tháng 4, 2017, Đức Thánh Cha suy niệm về thời điểm trong cuộc đời của vị thánh quan thầy của ngài, và nhấn mạnh rằng sự từ bỏ bao gồm “tất cả hệ thống các giá trị, để đặt tình yêu lên vị trí tối cao”: “cần từ bỏ nhiều hơn là các sự vật, bỏ những gì là sở hữu của mình, bỏ chính con người của mình, bỏ tính ích kỷ khiến cho chúng ta chỉ lo thu vén những gì là lợi ích cho ta, những tài sản của ta, và ngăn không cho chúng ta khám phá vẻ đẹp của người khác và cảm nhận được niềm vui khi cởi mở được trái tim của họ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lên án “thực tế ô nhục của một thế giới vẫn còn bị đánh dấu bới hố sâu ngăn cách giữa con số của vô vàn người nghèo khó, thường xuyên thiếu thốn những gí tối thiểu cần thiết, và thành phần nhỏ nhoi của những kẻ sở hữu và chiếm đọat đại đa số những tài sản, và tự cho rằng họ đang quyết định định mệnh của nhân lọai.”

Ngài tuyên bố: “Ngày hôm nay, cần hơn bao giờ hết, là làm sao để cho Lời Chúa Kitô vạch rõ con đường và lối sống của Giáo Hội. (…) Bí mật về xác quyết của chúng ta không nằm trong sức mạnh của lời nói của chúng ta mà trong sự mê say làm nhân chứng và được ẩn sủng nâng đỡ.”

Nhắc đến Thượng Hội Đồng sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2018 về giới trẻ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Giới trẻ cần được đón chào, được trân quý, và đồng hành bên cạnh. Không bao giờ được e ngại không đem Chúa Kitô cũng như những lý tưởng mà Phúc Âm đòi hỏi đến với họ. Muốn làm được điều này thì phải len vào trong đám đông những người trẻ và cùng đi với họ.”

Subscribe to this RSS feed