Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Đức Thánh Cha Phanxicô thăm viếng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI

Ngày sinh nhật Đức Benedict thọ 90 tuổi

Nhân ngày sinh nhật Đức Benedict thọ 90 tuổi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới thăm ĐGH Benedict XVI ngày thứ tư, 12, tháng 4, 2017 tại tu viện “Mater Ecclesiae” (Mẹ Giáo Hội) tại Vatican, theo bản tin của Tòa Thánh.

Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn trao gửi cho ĐGH Benedict XVI những lời chúc mừng Phục Sinh, nhưng ngài cũng muốn chúc mừng sinh nhật 90 tuổi của Đức Benedict XVI nhằm ngày Chúa Nhật Phục Sinh..

Còn vào dịp sinh nhật 80 của Đức Thánh Cha Phanxicô , ĐGH Benedict XVI đã tặng ngài “ba món quà” vào tháng 12 năm vừa qua.

Các cuộc viếng thăm cũng thường xuyên, cũng như các cuộc điện đàm bằng điện thoại. Ngay khi được bầu lên Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu gọi điện thoại cho ĐGH Benedict XVI ngày buổi chiều ngày ngài đắc cử.

Cuộc viếng thăm đầu tiên tại Castelgandolfo, ngày 23 tháng 3, 2016, mười ngày sau khi ngài đắc cử. Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho ĐGH Benedict XVI một ảnh tượng Nga về Đức Mẹ của sự Khiêm Nhường (Notre Dame de l’Humilité), để tôn vinh đức tính giản dị của ĐGH Benedict XVI.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng bay tới nhà nghỉ mát mùa hè của các giáo hoàng gần Hồ Albano, và đã được ĐGH Benedict đón tiếp. Sau một cái ôm mà bức hình đã được chuyển đi khắp thế giới, sau đó hai vị đã cùng nhau đi cầu nguyện tại nhà nguyện của Dinh Giáo Hoàng, trước khi đàm thoại riêng trong vòng 45 phút, và tiếp theo là bữa ăn tối với sự hiện diện của hai bí thư đặc biệt.

Bùi Hữu Thư

See Also

Trong Vườn Cây Dầu

 

Nơi thanh vắng, Vườn Cây Dầu,

Giêsu cầu nguyện gục đầu trong tay

Không gian im lắng, đêm này,

Tồng đồ yên ngủ, mê say bời bời.

Ab-ba! Cha hỡi! Cha ơi!

Chén đắng cay này xin rời xa con.

Nhưng theo Thánh Ý, vuông tròn,

Xin đừng theo ý của con chút nào

Mồ hôi và máu tuôn trào,

Con như hấp hối lao đao hao mòn

Con muốn đánh thức Si-mon

Ba lần cả bọn vẫn còn ngủ say.

Cô đơn hãi sợ, ai hay?

Gục đầu trên phiến đá này buồn thay

Mây đen bao phủ chốn này,

Cây dầu ủ rũ, gió lay, khóc thầm.

Vâng theo Thánh Ý quyết tâm,

Con nay thấu hiểu chẳng lầm Ý Cha.

Bùi Hữu Thư

Đức Thánh Cha xác định sẽ tông du Ai Cập, theo bước chân Thánh Phanxicô

Ngài gặp gỡ các đại diện của gia đình Phanxicô

Ngày 10, tháng 4, 2017:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác định chuyến tông du Ai Cập của ngài và đã nhắc lại tình trạng tại Alepô bên Syria, trong dịp ngài tiếp xúc với các đại diện của các Dòng Phanxicô từ khắp nơi trên thế giới tới Vatican ngày thứ hai 10 tháng 4, 2017, theo bản tin tiếng Ý của Radio Vatican.

Cuộc tiếp xúc này đã kéo dài 35 phút. Chủ đề là sự hiệp nhất giữa các gia đình Phanxicô cũng đã được đề cập đến.

Linh mục Marco Tasca, bề trên tổng quyền Dòng Phanxicô Hèn Mọn cho hay: “Đức Thánh Cha đã khẳng định chắc chắn về chuyến tông du Ai Cập của ngài. Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng Đức Hồng Y Koch đã lên đường hôm nay để chuẩn bị địa điểm và các bài diễn từ trong chuyến tông du. Đức Thánh Cha không ngần ngại trước các biến cố rất đáng tiếc đã xẩy ra, nhưng ngài vững tin rằng ngài sẽ đến Ai Cập để trợ giúp cho việc đối thoại và hiệp thông của đời sống Kitô.”

Cha Tasca, nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha nhận thức rằng Dòng Phanxicô “sắp kỷ niệm 800 ngày Thánh Phanxicô viếng thăm Damietta, bên Ai cập, nơi Thánh nhân đã gặp Vua Sultan Malik al-Kamil, như đã làm một bước tiến trong việc đối thoại với người Hồi Giáo.”

Cha Tasca tiếp: “Và chúng ta cũng muốn nói đến Alepô, (cha mới từ Syria về), các Kitô hữu nơi này đã muốn cảm tạ Đức Thánh Cha Phanxicô vì ngài đã chú tâm đến tình trạng khủng hoảng của họ, và đã gửi tiền cứu trợ cho họ. Số tiền này sẽ giúp cho các Kitô hữu cũng như cho những người Hồi giáo.”.

Linh mục Mauro Johri, bề trên tổng quyền Dòng Phanxicô Cải Cách cũng cho hay là “các hình ảnh và một cuốn phim ngắn về Alepô đã được trình chiếu cho Đức Thánh Cha xem và “tôi đã thấy sự xúc động trên gương mặt Đức Thánh Cha khi ngài thấy những đau khổ người dân Alepô phải gánh chịu, và niềm vui của ngài khi biết họ vẫn nhớ đến ngài và tri ân ngài.”

Chủ đề về “sự hiệp thông” giữa các gia đình Phanxicô cũng đã được đề cập đến. Cha Michael Perry, tân bề trên Dòng Phanxicô Hèn Mọn nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất chú tâm đến việc này.”

Cha Nicholas Edward Polichnowski, bề trên tổng quyền Dòng Ba Thánh Phanxicô nói: “Hôm nay, trong đại gia đình Phanxicô, chúng ta đã thực hiện một bước tiến quan trọng theo chiều hướng này. Trước đây, các Dòng Phanxicô Hèn Mọn, Dòng Cải Cách, Dòng Capuchinô, và Dòng Ba vẫn sinh hoạt riêng rẽ và độc lập. Nhưng cùng Đức Thánh Cha  Phanxicô chúng ta sống với một viễn ảnh, một tâm tình hiệp nhất, dưới sự quan phòng của Lòng Chúa Thương Xót.”

Thập Gía Buồn

Thập Gía Buồn


Mỗi lần trên đường đời con vấp ngã,
Là một lần con đánh mất niềm vui.
Con tự hỏi, thầm trách mình vội vã,
Sao lại chọn con đường này, tối thui?

Nếu có kẻ nào muốn theo chân Chúa,
Phải từ bỏ tất cả mọi sự trên đời.
Vác thập giá mỗi ngày theo chân Chúa,
Cố gắng theo cho kịp bước chân Người.

Từ bỏ mình và vác mang thập giá,
Là sẵn sàng chấp nhận thập giá con.
Là vác mang trên đường đời muôn ngả,
Vẫn vui khi qụy ngã trên đường mòn.

Những yếu đuối của con, con chấp nhận,
Xin dâng Người như của lễ nghèo nàn.
Con sẽ không thương thân và trách phận,
Ðể Người vui, con sẽ chẳng dám than.

Lạy Chúa cuả con! Nếu Người mong muốn,
Người có thể làm biến đổi đời con.
Biến thập giá của vũng lầy đen đuốc,
Thành thập giá vinh quang và sáng trong.

Lạy Chúa! Nếu trên đường con đang tiến,
Thập giá này, con suốt đời phải mang.
Thì xin cho Thánh Ý Người thể hiện,
Con mãi mãi vác mang, cũng chẳng màng.

Tất cả niềm vui, bình an, hạnh phúc,
Và năng lực của con đến từ Ngài.
Như Phêrô đi trên biển ngày trước,
Nhìn thẳng mắt Ngài, con tiến tới Ngài.

Nhìn thẳng vào mắt Ngài là một cách,
Ðể ở thế gian, không thuộc thế gian.
Thập giá buồn, trong chiều hôm giá lạnh,
Con chợt vui, vì Ngài đã ủi an.

Bùi Hữu Thư

Con số người Công Giáo gia tăng trên thế giới

Phi Châu là đại lục có tiềm lực nhất
Ngày 6 tháng 4, 2017

“Có một sự cải tiến tích cực về con số người Công Giáo trên hoàn cầu, đặc biệt tại Phi Châu”, theo bình luận của Tòa Thánh khi trình bầy Niêm Giám Tòa Thánh 2017 và Niêm Giám các thống kê của Giáo Hội 2015. Trong một bản tin phổ biến ngày 6 tháng 4, 2017, Vatican ghi nhận có một sự thuyên giảm tại một vài đại lục, nhưng trên toàn cầu lại có một sự tăng trưởng số người Công Giáo trong Giáo Hội.

Các thống kê trong năm 2015 cho biết “số người Công Giáo được rửa tội đã gia tăng trên toàn cầu từ 1 triệu 272 ngàn vào năm 2014 lên tới 1 triệu 285 ngàn vào năm 2015, tương đối đã gia tăng 1%”. Và coi như bằng 17,7% tổng số giáo dân.

Vatican ghi nhận có sự khác biệt giữa các đại lục: tại Phi Châu người ta ghi nhận có sự gia tăng 19,4%, – từ 186 tới 222 triệu người – trong khi tại Âu Châu số người Công Giáo là 286 triệu vào năm 2015 nghĩa là giảm mất 1 triệu 300 ngàn so với năm 2014. Các dữ kiện về “tình trạng nhân khẩu” tiên đoán sẽ có một sự thuyên giảm đáng kể vào các năm tới.

Số lượng gia tăng tại Phi Châu đã được xác định: con số người rửa tội đã vượt quá 15,5% tổng số người Công Giáo toàn cầu, và tăng 17,3% trong các năm từ 2010 tới năm 2015. Ngoài ra, đại lục này dường như hiện nay không bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng về ơn gọi và Tòa Thánh công nhận đây là vùng địa dư có tiềm lực nhất.

Mười quốc gia có số người Công Giáo đông nhất

Vatican phổ biến danh sách các quốc gia với số giáo dân đông nhất: Bresil (172.2 triệu), Mexicô (110.9 triệu), Phi Luật Tân (83.6 triệu), Hoa Kỳ (72.3), Ý (58.0), Pháp (48.3), Colombia (45.3), Tây Ban Nha (43.3), Dân chủ Cộng Hoà Công-gô (43.2) và Argentine (40.8). 10 quốc gia này với tổng số 717.9 triệu tượng trưng cho 55,9% số người Công Giáo hoàn cầu.

Theo các thống kê năm 2015, có 5.304 giám mục, 415.656 linh mục và 45.255 phó tế vĩnh viễn. Con số giám mục đã gia tăng 3% trong năm năm, và đặc biệt tại Á Châu (+5,4%) và Âu Châu (+4%). Ngược lại, năm 2015 lại có sự thuyên giảm 136 linh mục so với năm 2014. Tuy nhiên tại Phi Châu lại gia tăng (+1.133), tại Á Châu (+1.104), tại Hoa kỳ (+47), và tại Đại Dương Châu Oceania (+82). Trên toàn cầu, con số linh mụic chịu chức đã tăng 0,83% trong các năm từ 2010 đến 2015.

Các phó tế vĩnh viễn đã gia tăng 14,4% trong 5 năm (2010-2015) : từ 39.564 lên tới 45.255. Các tu sĩ không phải là linh mục giảm từ 54.665 xuống 54.229 nhưng không giảm tại Phi Châu và Á Châu. Cũng thế con số nữ tu đã giảm từ 721.935 xuống 670.320 nhưng không giảm tại Phi Châu (mà tăng từ 66.375 lên tới  71.567) cũng thế tại Á Châu (tăng từ 160.564 lên tới 166.786).

Các chủng sinh cũng giảm xuống 116.843 năm 2015, so với 118.990 năm 2010. Tuy nhiên tại Phi Châu, con số chủng sinh vẫn gia tăng không ngừng (+ 7,7%).

Tòa Thánh kết luận như sau: “có sự cải tiến tích cực về con số người Công Giáo hoàn vũ, đặc biệt tại Phi Châu, và sự “gia tăng con số đáng kể các giám mục, phó tế vĩnh viễn, các giáo dân truyền giáo, và các giảng viên giáo lý”, mặc dầu có sự thuyên giảm về con số các tu sĩ.

Hoàng tử Charles và Công Tước Camilla yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô

Hoàng tử Charles và Công Tước Camilla yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô

Ngày 4/4/2017

Họ viếng thăm Văn Khố và Thư Viện Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Hoàng Tử Charles và Công Tước Camilla ngày Thứ Ba 4/4, 2017 tại Sảnh Đường Phaolô VI tại Vatican.

Theo Đại sứ Anh tại Toà Thánh Cho hay: Đây là lần thứ tư Hoàng Tử xứ Galles đã đến Vatican, nhưng đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên với Đức Thánh Cha Phanxicô. Công Tước Camilla đã chọn một áo đầm mầu nhạt, và một khăn choàng mầu nâu nhạt, thay vì mầu đen theo thủ tục. Bà đã mặc đồ đen khi tiếp kiến Đức Thánh Cha Benedict XVI năm 2009, và bà cũng không mặc đồ trắng như các nữ hoàng Công Giáo khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho Hoàng Tử Charles một bức tượng tạo hình một cành Ôlive, cũng như ba Tông Huấn Evangelii GaudiumLaudato Si’ và Amoris Laetitia. Hoàng Tử Charles đã dâng cúng Đức Thánh Cha Phanxicô một thúng đựng các rau trái hái từ dinh hoàng thân tại Highgrove, để gửi đến những người nghèo khó và vô gia cư.

Hoàng Tử xứ Galles có Bộ Trưởng Ngọai Giao tại Âu Châu và Phi Châu, là Sir Alan Duncan tháp tùng, cũng đã gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Bộ Trưởng Ngọai Giao Toà Thánh. Họ đã bàn về vấn đề “cổ võ cho nhân quyền và sự phát triển các dân nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên, và tầm quan trọng của việc đối thọai văn hóa và liên tôn, và để vổ võ cho nền hoà bình và công lý trên thế giới.”.

Hoàng tử cũng đã gặp Đức Hồng Y Peter Appiah Kodwo Turkson người Gana, chủ tịch Bộ Phát Triển Toàn Bộ Con Người.

Ngoài ra, Hoàng tử và Công Tước cũng viếng thăm các Văn Khố Mật Vatican, và Thư Viện Vatican, dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Jean-Louis Bruguès, người quản thủ Văn Khố và Thư Viện. Họ đã có thể xem xét các văn kiện lịch sử xưa cổ tại hai nơi này.

Hoàng tử Charles đã viếng thăm nước Ý 19 lần - còn Công tước Cornouailles đã một lần đến Vatican trong khuôn khổ của một chuyến công du Âu Châu nhằm xiết chặt các mối tương quan giữa Hoàng gia Anh Quốc và đại lục Châu Âu trước ngày “Brexit” (ly khai khỏi Liên Hiệp Quốc) khởi sự.

Xin Vâng! Fiat!

Xin Vâng

Chúa đã sai Thiên Thần báo tin vui,
Cho Trinh Nữ thụ thai Đấng Cứu Đời.
Bởi quyền năng cao cả Thánh Thần Chúa,
Để cứu rỗi nhân sinh bởi Ngôi Lời.

Trinh Nữ Ma-ri-a đã xin vâng,
Lời phán Mẹ đã tin cậy vững vàng .
Mặc dầu đã hứa hôn với người ấy,
Thánh Giu-se, người bạn trăm năm.

Mẹ đã thưa: “Này tôi là một nữ tì,
“Xin thực hiện nơi tôi như đã tiên tri.”
Mẹ đã trở nên Đấng mang đầy ân sủng,
Một người phụ nữ có phúc chẳng ai bì.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nghe lời,
Để biết xin vâng theo Thánh Ý của Người.
Và luôn luôn noi gương sáng của Đức Mẹ,
Cương quyết trọn đời đi theo Chúa mà thôi.

Bùi Hữu Thư

Lễ Truyền Tin 24/3/2017

Kỷ Niệm 500 Năm Cải Cách : Cần xét lại lịch sử và từ bỏ hết mọi thành kiến

Kỷ Niệm 500 Năm Cải Cách : Cần xét lại lịch sử và từ bỏ hết mọi thành kiến

Các bạn thân mến,

Tôi hân hoan chào đón các bạn và gửi đến các bạn lời chào thân ái. Tôi cám ơn cha Bernard Ardura về những lời ngài tóm lược ý nghĩa của Hội Nghị của quý vị về Luther và sự cải cách của ông.

Tôi thú thật là cảm nghĩ đầu tiên của tôi trước sáng kiến đáng khen của Uỷ Ban Giáo Hoàng về các Khoa Học Lịch Sử là một cảm nghĩ tri ân Thiên Chúa, kèm theo một sự kinh ngạc nào đó vì nghĩ rằng trước đây không lâu một như vậy chắc không thể xẩy ra.

Về ông Luther, thì kể cả Công Giáo lẫn Tin Lành, khi nói về sáng kiến của một tổ chức của Toà Thánh : Chúng ta thực sự đã chạm tay tới những hoa quả của hoạt động của Chúa Thánh Thần, khiến cho có thể vượt qua tất cả những hàng rào ngăn cản và biến đổi các tranh chấp xẩy ra vào những cơ hội có ‘sự tăng trưởng về sự hiệp thông’. ‘Từ tranh chấp tới hiệp thông’ đúng là đề mục của tài liệu của Uỷ Ban Luther-Công Giáo Rôma, để kỷ niệm 500 năm lúc khởi đầu của Cuộc Cải Cách Luther.

Tôi vui mừng khi biết rằng việc kỷ niệm này đã cung cấp cho các nhà khảo cứu xuất thân từ các tổ chức khác nhau cơ hội để cùng xem xét các biến cố này. Những nghiên cứu đào xâu con người Luther và sự chỉ trích của ông về Giáo Hội trong thời đại của ông, và giáo triều chắc chắn đã đóng góp cho việc vượt quá bầu khí nghi kỵ và tranh đua, qua bao thời gian, trong quá khứ, đã phản ảnh tính cách của mối tương quan giữa Công Giáo và Tin Lành.

Một cuộc nghiên cứu cẩn trọng và kỹ lưỡng, không có thành kiến, cho phép các giáo hội, ngày nay có thể đối thoại, nhận định, và khẳng định những gì tích cực và chính đáng trong Cuộc Cải Cách, và để xa lánh những sai lầm, phóng đại và thất bại, và nhận biết những tội lỗi đã khiến cho có sự chia rẽ.

Tất cả chúng ta đều ý thức rằng không thể thay đổi quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, sau năm mươi năm đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Tin Lành, có thể thể hiện một sự thanh tẩy ký ức không phải là làm một sự sửa đổi khả dĩ về những gì đã xẩy ra 500 năm về trước, mà là để kể lại câu chuyện lịch sử này bằng một cách khác (Uỷ Ban Luther Công Giáo Rôma về sự hiệp nhất, Từ Tranh Chấp đến Hiệp Thông, 17, tháng 7, 2013), không còn vết tích của những hờn oán về những thương tích đã phải gánh chịu, đã làm sai lạc cái nhìn của chúng ta đối với nhau.

Ngày hôm nay, là các Kitô hữu, chúng ta đều được mời gọi để tự giải thoát khỏi những thành kiến đối với đức tin mà những người khác tuyên xưng với giọng nói khác, để cùng trao đổi với nhau sự tha thứ cho các lỗi lầm cha ông chúng ta đã vấp phạm, và cùng nhau kều cầu Thiên Chúa ban cho ân sủng của sự hòa giải và hiệp nhất.

Tôi đồng hành với các bạn trong lời cầu nguyện cho công trình nghiên cứu lich sử quý báu của các bạn, Tôi khẩn cầu Thiên Chúa toàn năng và nhân lành vô cùng ban phước lành cho các bạn. Tôi cũng xin các bạn cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho các bạn. Chân thành cảm ơn !

Bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai, chính là để ngăn ngừa sự bạo hành

Tweet của Đức Thánh Cha Phanxicô

27 tháng 3, 2017

Một lần nữa Đức Thánh Cha lại mời gọi chúng ta bảo vệ sự sống: ngài nói sẽ giúp cho nền hòa bình trên thế giới.

Một điện tín tweet mới của Đức Thánh Cha được gửi đi ngày 27 tháng Ba, 2017 trên chương mục @Pontifex bằng chin ngôn ngữ. Đức Thánh Cha viết: “Bảo vệ kho tàng chí thánh của tất cả mọi đời sống con người, từ lúc thụ thai đến lúc qua đời là đường lối tốt nhất để ngăn ngừa mọi hình thức bạo hành.”

Trong Evangelii Gaudium, Radio Vatican nhắc lại, Đức Thánh Cha khẳng định mạnh mẽ là Giáo Hội luôn luôn ở kế bên những người yếu đuối nhất, “trong đó cũng có những thai nhi, là những kẻ không tự bảo vệ mình và vô tội nhất, mà ngày nay người ta lấy mất đi nhân phẩm để có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, bằng cách lấy đi sự sống và bằng cách cổ võ các đạo luật khiến cho không có ai có thể ngăn cản họ làm như vậy” (213).

Đức Thánh Cha viết thêm: “Chúng ta không thể nào mong đợi Giáo Hội sẽ thay đổi lập trường về vấn đề này. Tôi muốn hết sức thành thật về điều này. Đây không phải là một vấn đề để thảo luận về những phương thức cải cách hay ‘hiện đại hóa” giả dụ. Không thể được coi là cấp tiến khi lấy đi một mạng sống con người.

Nhưng sự thật là đìều chúng ta cũng có thể đồng hành đầy đủ bên các phụ nữ ở trong những trường hợp hết sức khó khăn, khi việc phá thai được họ coi là một giải pháp nhanh chóng cho những lo âu khủng khiếp của họ.” (214).

Thánh Giuse Người Công Chính

Thánh Giuse Người Công Chính

Lạy Thánh Giuse là Cha nhân ái,
Là Bạn Trăm Năm của Đức Nữ Trinh.
Âm thầm gánh chịu hôn nhân ngang trái,
Không bỏ rơi, vẫn yêu Mẹ hết tình.

Lạy Thánh Giuse là người công chính,
Luôn lo toan và bảo vệ gia đình.
Dốc một lòng giữ tâm hồn khiết tịnh,
Quyết làm Đấng Bảo Vệ Đấng Cứu Tinh.

Chịu khổ cực qua bao lần lẩn trốn.
Tới Bê Lem, nơi Hài Nhi ra đời.
Bên Ai Cập với bao nhiêu cùng khốn,
Về Na-zareth, nuôi dưỡng Con Chúa Trời.

Lạy Thánh Giuse, Đáng Bảo Trợ Giáo Hội,
Làm gương sáng cho tất cà chúng con.
Xin cầu cho chúng con biết lánh tội,
Xứng đáng làm con cái Chúa vẹn tròn.

Bùi Hữu Thư

Tháng Ba Mừng Kính Thánh Giuse

Subscribe to this RSS feed