Bẩy Lời Cuối của Chúa Giêsu trên Thập Giá

Lời đầu tiên:

"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng" (Luke 23:32-34)

Các Thánh sử gia không kể lể chi tiết về sự dã man độc ác của tội hình bằng thập giá. Họ cũng không cho hay đây là một hình phạt dành cho những người nô lệ và ngoại bang - một tội hình mà chính người La Mã cũng công nhận là qúa dã man không xứg đáng để dành cho công dân La Mã. Tuy nhiên trong thời Chúa Giêsu, một cuộc nổi dậy của những người Do Thái yêu nước đã bị quân lính La Mã tiêu diệt và cả 2000 người đã bị chết treo trên thập giá dọc theo con đường từ Giêrusalem đến Bê Lem.

Các Thánh Sử gia chỉ viết :"Ngài bị đóng đinh vào thập giá" thế là đủ. Sự đau đớn thật hiển nhiên, và cả sự ô nhục nữa. Chúa Giêsu không những bị tử hình theo kiểu người nô lệ, Chúa còn bị đóng đanh treo giữ hai tên trộm cướp. Chúa bị liệt vào hàng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Những kẻ bàng quang đứng dưới chân thập giá cũng sỉ nhục Ngài. Bọn quân lính La Mã thì bắt thăm ai sẽ được áo sống của Ngài, chúng thản nhiên chứng kiến phút hấp hối lâm tử của Ngài. 
Theo lời thánh Luca, tử hình trên thập giá là "giờ phút của quyền lực của bóng tối". Nghiã là trên thập giá chúng ta mới có thể thấy thể hiện sự độc địa của tội ác đang dàn áp những kẻ vô tội, trên danh nghĩa của những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền và giáo quyền. Chúng ta chia sẻ vào thảm trạng này mỗi khi chúng ta phạm tội. Tội đây có nghiã là mỗi khi chúng ta cố tình làm hại kẻ vô tội, tấn công Thiên Chúa qua người láng giềng. Phạm tội là làm cho người khác đau đớn, là khinh bỉ, là chế nhạo những ai đáng được kính nể, là đối xử lạnh nhạt đối với những ai xứng đáng được chúng ta chú ý, và săn sóc.

Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi quyền lực của tội ác. Chúng có thể không làm bổn phận giao phó, hay giận dữ và chọc ghẹo lũ em, nhưng khi hỏi chúng tại sao, chúng ta thường được nghe câu chuyện của một gia đình trong đó cha mẹ không trông nom con cái, không thương yêu chúng, không có mặt khi chúng cần, không hỏi han trò chuyện, đánh đập chúng.

Theo tiếng Hy Lạp mà Thánh Luca dùng, thì Chúa Giêsu lập đi lập lại lời nói ấy nhiều lần: "Lạy Cha, xin tha cho chúng." Lời Chúa Giêsu hoàn toàn lật ngược sự phán xét của thế gian. Chúng ta có thể bảo Ngài là kẻ phá rối, là quá lý tưởng hoá, là có viễn tượng, nhưng Ngài cứ lập lại: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm." Chúa Giêsu kết tội thế gian khi Ngài cầu xin cho thế gian được tha tội, và đồng thời, qua việc tha thứ, Ngài phá hủy chu kỳ vô tận của bạo động và mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Ðôi cánh tay trên thập giá mở rộng như để hiến đâng cho chúng ta trí tuệ và trái tim của Chúa Giêsu. Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa thường im lặng, và chỉ được hiểu ngầm trong đời sống hàng ngày của chúng tạ Nhưng trong lời nói đầu tiên trên thập giá, mầu nhiệm im lặng đã hiện diện, với đầy ân sủng và chân lý.

Chúng ta cần nghe lời Ngài vì không một ai trong chúng ta vô tội; chúng ta đều không ít thìnhiều đã gây thiệt hại cho kẻ khác, và đã tìm cách để tự tha thứ cho mình. Ðối với tất cả chúng ta, Tin Mừng đến từ thập giá trong lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: "Lạy Cha! Xin tha thứ cho chúng."

Rate this item
(0 votes)
back to top