Góc Nhìn Mục Vụ - Không, Thiên Chúa Không Đời Nào Lại Hoán Tính (Transgender)

  • 27 August 2017 |
  • Written by  Bản Tin Hiệp Nhất
  • font size
  • Print
  • Email

Trong một vụ việc có thể nói là bất bình thường, và thất sách xảy ra với tạp chí New York Times, Gray Lady (người mà cho đến giờ chúng ta đã có thể gọi là một Quý Bà Có Râu?) cho đăng một bài bình luận có tựa đề là “Phải chăng Thiên Chúa là Đấng hoán tính (chuyển giới – transgender)?” của rabbi Mark Sameth.

Là cháu của một người đàn ông sau này chuyển giới sang phụ nữ trong những năm 1970, Sameth cho rằng “Kinh thánh của Do-thái giáo, khi được đọc trong ngôn ngữ gốc, trình bày một nhãn quan cởi mở về giới tính”. Ông đã dẫn ra nhiều dẫn chứng với ngụ ý cho thấy có một sự hòa tan về giới tính trong các bản văn Kinh thánh Do-thái giáo, nhằm đưa ra luận cứ rằng: tôn giáo không nên góp phần vào cái gọi là “các thành kiến xã hội” chống lại việc chuyển giới. Thế nhưng cách trích dẫn, cách hiểu các trình thuật Kinh thánh của ông mang tính cách tuyên truyền, chứ không có tính học thuật.

Cho rằng, Thiên Chúa mà Ít-ra-en thờ phượng, gốc gác là “một vị thần lưỡng tính” (dual-gendered deity), vị rabbi khẳng định một cách vô căn cứ rằng, nguyên gốc từ Yahveh có nghĩa là “Anh Ấy/Cô Ấy” (HUHI, là từ chỉ ngôi thứ ba số ít, giống đực và giống cái). Luận cứ này bắt buộc phải đọc cụm Bốn Ký Tự Thánh đó (Tetragrammaton), không phải như lối thông thường người ta vẫn đọc tiếng Híp-ri, tức là từ phải qua trái, nhưng là từ trái qua phải.

Bốn ký tự chỉ danh Thiên Chúa trong tiếng Híp-ri, được các học giả coi là Bốn Ký Tự Thánh (Tetragrammaton), YHWH, có lẽ không đọc là “Jehovah” hay là “Yahweh”, như nhiều người gợi ý. Các tư tế Ít-ra-en đã đọc các ký tự này theo chiều ngược lại là “Hu/Hi” – tức là những từ khác, danh kín ẩn của Thiên Chúa là một từ Híp-ri có nghĩa là “Anh Ấy/Cô Ấy”.
Thế nhưng các học giả Kinh thánh nói chung đều nhất trí rằng, “Yahweh” bắt nguồn từ động từ hayah (“to be”) ngôi thứ III số ít, hoặc ở dạng qal chưa hoàn thành (“Ngài là”) hoặc là ở dạng hiphil chỉ nguyên nhân (“Ngài khiến chúng hiện hữu, Ngài dựng nên...”). Quan điểm này được xác nhận bởi rất nhiều chứng cứ: lời xác quyết ở Xh 3,14 (“Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này: ‘ ehyeh [‘Ta Là’ hoặc ‘Ta sẽ là’ (Ta Là/Ta Sẽ Là)] sai tôi đến với anh em’”); việc dùng các thể rút gọn của từ Yahweh được đặt ở ở cuối (“Yah” hoặc “Yahu”) hay đầu (“Yeho” hoặc “Yo”) của các danh xưng trong tiếng Híp-ri; âm “Yabe” cũng được người Samary biết đến; các chuyển tự “Yao”, “Ya-ou-e”, và “Ya-ou-ai” tìm thấy trong một bản văn tiếng Hy-lạp. Không có bất kỳ bằng chứng lịch sử nào ủng hộ cho lối đọc hiểu của Sameth cả - có chăng thì đó chính là lối lý luận liên quan đến giới tính của ông ta mà thôi.

Quả đúng là Kinh thánh Do-thái giáo có mô tả Thiên Chúa bằng các hình ảnh mang giới tính nam (đa số) và cả nữ (xc. Is 42,14; 49,15; 63,13; Hs 13,8; Ds 11,12; Dnl 21,11,18; Hs 11,1-4). Tuy nhiên, với Thiên Chúa, việc hoán tính hoàn toàn không giống như việc Người bị “chuyển giới” – tức là việc một người, do tự có một hình ảnh lệch lạc về bản thân, mà đã từ bỏ giới tính lúc lọt lòng mẹ của mình. Không bao giờ có sự đồng nhất ấy, vì Thiên Chúa không bao giờ được mô tả như một người vợ của dân Ít-ra-en (hoặc là của Giáo hội) cả, nhưng luôn là một người chồng, cũng như Thiên Chúa không bao giờ được kêu cầu như một Người Mẹ cả.

Bằng chứng mà ông Sameth dẫn ra, nhằm chứng minh rằng có một lối nhìn về giới tính “khá thoáng”, trong Kinh thánh Do-thái giáo, thì không có căn cứ. Chẳng hạn, ông Sameth cho rằng: “Trong sách Et 2,7, ông Moóc-đo-khai được mô tả là người nuôi dưỡng, chăm sóc cho cô cháu gái là Ét-te. Cũng giống như vậy, trong sách Is 49,23, các vua sau này của Ít-ra-en cũng được tiên báo là những nhà vua đóng vai “dưỡng phụ”. Đang khi, động tính từ giống cái ‘omeneth’ chỉ một người đàn bà nuôi dưỡng một đứa bé (2 Sm 4,4; R 4,16) thì động tính từ giống đực ‘omen’ có thể đơn giản chỉ chỉ một người “bảo bọc” nam giới, “người cha nuôi” của những đứa trẻ (chẳng hạn, người lo cho những nhu cầu của chúng), như chính ví dụ đã được vị rabbi trích dẫn từ Is 49,23 cho thấy (tương tự như thế ở 2 V 10,1,5).

Những gì trình bày ở trên không có ý nói rằng, hình ảnh mang tính phụ tử, phụ nữ không tương hợp với người đàn ông Do-thái cổ thời. Quả vậy, thánh Phaolô mô tả mình trong 1Tx 2-3, trong mối liên hệ của ngài với các người mới được cải đạo, như là một người anh trai, người bố, người mẹ ấp ủ dưỡng nuôi, và thậm chí như một đứa con bị bỏ rơi. Nhưng tất cả những mô tả ấy không ám chỉ rằng, ngài đã “chuyển giới”. Quả vậy, khi đề cập đến “những người đàn ông ủy mị” (malakhoi ) trong 1 Cr 6,9, là những người nam chủ động “nữ hóa” bản thân để quyến rũ các bạn tình nam, thánh nhân bảo rằng, họ không được Nước Thiên Chúa làm cơ nghiệp. Qua đây, chúng ta cũng thấy quan điểm rõ ràng của thánh Phaolô về vấn đề chuyển giới.
Tương tự, các nhân vật Ít-ra-en cổ thời được biết đến như là những qedeshim (nghĩa đen, là các “điếm thần”, gắn liền với tệ sùng bái ngẫu tượng), họ là những nam nhân cho rằng mình bị “ám” bởi một vị thần ái nam ái nữ, họ bị kết án do giả gái (nhiều khi còn bị thiến hoạn nữa; cũng xảy ra tương tự như thế với các galli thời La-mã – Hy-lạp cổ). Quả thế, các tác giả sách Đệ Nhị Luật và sách sử (từ sách Tl cho đến 2 V) đã mô tả họ là những kẻ phạm phải thứ tội đáng kinh tởm (Đnl 23,17-18; 1V 14,24; 15,12 22,46; 2V 23,7). Thứ đàn ông nào ăn mặc giống như đàn bà cũng bị quy kết như thế (Đnl 22,5).

Các luận cứ khác mà ông Sameth đưa ra càng chứng tỏ, rõ ràng đã có một sự đọc hiểu sai lầm các trích đoạn Kinh thánh có sự biến tấu về mặt chính tả. Ông khẳng định: “Trong St 3,12, bà E-và được gọi là ‘anh ấy’”. Thế nhưng đây là một chuyện liên quan đến mặt ghi chép, chính tả. Phụ âm bản Híp-ri ám chỉ là ‘hu’ (“anh ấy”) (các ký lục sau này thêm vào dấu nguyên âm ‘hi’ [“cô ấy, bà ấy”]) – đấy là cách viết cổ thời, khi ‘hu’ được dùng chung cho cả 2 giới, và dạng giống cái ‘hi’ hiếm khi được sử dụng. Khi dùng đại từ ‘hu’ cho bà E-và, sách St không có ý mô tả bà E-và là một người nam. Điều này được xác định rõ ràng hơn, khi động từ đi sau đại từ này, nathenah, có vĩ ngữ giống cái (“bà ấy đã tặng ban, trao ban”).

Vô số những ngụy biện khác cũng được đưa ra. Ông Sameth viết rằng “St 24,16 mô tả bà Rêbêca là một ‘chàng trai trẻ’”. Trái lại: Ở đây và những chỗ khác nữa, danh chỉ giống đực/giống chung na’ar được dùng (để mô tả cô Đi-na trong St 34,3 12; người phụ nữ trẻ trong bản văn lề luật trong Đnl 22,15-16; 21, 23-29), văn cảnh sẽ minh định ý nghĩa rõ ràng và sẽ không có sự hiểu lầm hay nhập nhằng về giới, do na’arah giống cái không được dùng đến. Trường hợp này cho thấy một lối sử dụng từ ngữ thường thấy (giống như pais “đứa bé” trong tiếng Hy-lạp dùng để chỉ cả bé trai và bé gái), cũng như một sự biến tấu về mặt chính tả, người ta không bắt buộc phải dùng vĩ ngữ -h để chỉ một “a” giống cái.

Chẳng những thế, ông Sameth còn khẳng định: “Trong St 9,21, sau đại hồng thủy, ông Nô-ê đã sửa chữa lại lều trại của ‘bà ấy’”. Việc dùng vĩ ngữ - h (thường dùng cho giống cái) cho nam giới là điều khá thông dụng trong các bản văn Kinh thánh Do-thái giáo (vào khoảng 55 lần) và chỉ được dùng ghép với một số ít từ nhất định (chẳng hạn, với từ “lều”) – không phải cho thấy “một sự lẫn lộn về mặt giới tính” nhưng cho thấy có sự biến thiên về mặt chính tả, ghi chép. Ngoài trích đoạn Nô-ê – Kham (là trích đoạn trong đó ông Kham làm “mất mặt” người cha say xỉn của mình), văn cảnh của những trường hợp khác không hề hàm ý một sự lẫn lộn về mặt giới tính (vd: ông Áp-ra-ham cắm lều trong St 2,8 và 13,3; ông Gia-cóp cũng làm như thế trong St 35,21). Cứ như cách lập luận của vị rabbi này, thì đến phân nửa các nhân vật chính trong Kinh thánh Do-thái giáo đã được các tác giả Kinh thánh mô tả là những ứng viên cho các cuộc phẫu thuật chuyển giới.
Lập luận mang tính cách tuyên truyền, gây sốc của ông Sameth còn đụng tới vấn đề sáng tạo, tới lúc khởi thủy nữa. Việc con người đầu tiên ở trong St 2 được mô tả, là một người nam với những yếu tố của nữ giới, và có thể được xem như là một người chưa được phân biệt về mặt giới tính (adam hay là phàm nhân), và việc Thiên Chúa đã lấy một phần của người này mà dựng nên người nữ, tất cả những điều ấy không đủ làm thành một chuẩn nhận cho những nỗ lực của một người muốn xóa bỏ giới tính lúc mới sinh của mình để chuyển sang giới tính đối ngược. “St 1,27 mô tả A-đam là ‘chúng’”, ông Sameth khẳng định như vậy là đúng, nhưng ông ta đã ông ta đã quên sót mất một sự kiện thế này, “A-đam” ở đây không phải là một tên riêng, nhưng là một từ mô tả “cả nhân loại” hay “con người”: “Thiên Chúa đã dựng nên adam (con người) theo hình ảnh của Người”. St 1,27 còn cho biết, “Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”, câu này rõ ràng đã khẳng định rõ ràng điều mà ông Sameth đã phủ nhận: với con người, rất quan trọng việc cần phải phân biệt rạch ròi giới tính.

Ông Sameth còn cho rằng, trong xã hội thời Lưỡng Hà và Ai-cập cổ, “sự hòa trộn một cách nhuần nhuyễn các giới tính còn là dấu chứng tỏ một người văn minh”, và rằng “các vị thần được quan niệm là có giới tính ‘tổng hợp’”. Thực ra, có rất nhiều luật lệ nghiêm khắc chống lại sự “ẻo lả, uốn éo” về mặt giới tính trong xã hội Cận Đông cổ thời (vd, đàn ông mà ẻo lả, đóng vai giả gái thì sẽ bị xã hội phỉ báng). Sự chống đối này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong xã hội Ít-ra-en, bất cứ sự nhân nhượng nào với tệ chuyển giới cũng được coi là dấu chứng tỏ sự bất trung với Yahweh, và là sự thỏa hiệp với tệ sùng bái ngẫu tượng của các tôn giáo ngoại lai.

Ông Sameth đã đặt nền cho tất cả các luận cứ của mình trên một nhãn quan cực tả về mặt giới tính, chứ không phải là trên việc đọc hiểu một cách xác đáng, có tính lịch sử các bản văn Kinh thánh trong văn cảnh của chúng. Và bài bình luận đăng trên tập chí Times của ông được kể là bài viết lịch sử kiểu “xét lại” kém cỏi chưa từng thấy!

Robert A. J. Gagnon

(Chuyển dịch: Truyền thông Đa Minh)

https://www.firstthings.com

http://daminhvn.net/than-hoc/khong-thien-chua-khong-doi-nao-lai-hoan-tinh-transgender-12395.html

 

back to top