Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Thống Hối Ăn Năn

Thống Hối Ăn Năn

Lạy Chúa, con đã vương lầm lỗi
Đã vướng mắc tội khiên lắm lần.
Con cương quyết từ nay lánh tội,
Dốc một lòng thống hối ăn năn.

Lạy Chúa, xin rộng tình tha thứ,
Cho con đây ngu dốt dại khờ.
Giúp con xứng làm nơi Chúa ngự,
Khi hồn con sạch mọi vết nhơ.

Chúa là Đấng nhân lành vô lượng,
Xin đoái thương con mọn bê tha.
Giúp con biết quay đường định hướng,
Vững lòng tiến bước về nhà Cha.

Mong sao trong suốt Mùa Chay Thánh,
Con xiêng năng cầu nguyện hàng ngày.
Ăn chay, giữ mình cho thanh sạch,
Làm việc lành phúc đức hăng say.

Bùi Hữu Thư

Đức Thánh Cha có thể phong thánh cho Francisco và Jacinta

Họ sẽ là hai người trẻ không tử đạo được phong thánh

Ngày 22, tháng 3, 2017: Theo báo Faro di Roma, chuyến hành hương của Đức Thánh Cha đến Fatima từ ngày 12 đến 14 tháng 5, để kỷ niệm Đệ Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Cova da Iria, có thể được ghi dấu bằng việc ngài phong thánh cho hai mục đồng Fatima là Jacinta và Francisco. Nhân dịp hành hương Năm Thánh 2000, Thánh Gioan Phaolô II đã phong Chân Phước cho họ: Đây là lần đầu tiên có các trẻ em không tử đạo được phong thánh. Việc này sẻ khuyến khích cho có các nguyên nhân phong thánh cho các trẻ em khác qua đời “có mùi hương thánh thiện.”

Francisco Marto (1908-1919) đã qua đời vị bệnh cúm Tây Ban Nha ngày 4 tháng tư, 1919 – lúc chưa đầy 11 tuổi, và em gái là Jacinta (1910-1920), 10 tuổi, sau đó cũng qua đời vì cùng một chứng bệnh ngày 20 tháng hai, 2020. Từ khi có các vụ Mẹ hiện ra năm 1927, hai trẻ đã lần hạt cầu nguyện rất sốt sắng, và dâng những đau khổ và hy sinh hàng ngày cho hoà bình và việc trở lại của các tội nhân, theo sứ điệp của Mẹ Maria.

Nhưng trước khi phong thánh, có hai giai đoạn cần thiết: việc phê chuẩn của Đức Thánh Cha Phanxicô sắc lệnh của Bộ Phong Thánh minh chứng có một “phép lạ” do lời cầu bầu của hai chân phước trẻ tuổi, và sự chấp thuận của một mật hội thông thường các Hồng Y có thể được triệu tập sau Lễ Phục Sinh. Tòa Thánh không có ý định rút ngắn các giai đoạn.

The thức phong chân phước cho người chị họ Lucia dos Santos (22 tháng 3,  1907-13 tháng 2, 2005), đã trở thành một nữ tu Dòng Kín Carmêlô tại Coimbra, và qua đời lúc 98 tuổi, một vài ngày truớc trước khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Rôma, nhưng vẫn còn cần nhiều thời gian để cứu xét 15,000 văn kiện do Giáo Phận Coimbra chuyển tiếp. Linh mục thỉnh viên Romano Gambalunga, đã kêu gọi “sự kiên nhẫn”.

Vào năm 2000, việc phong chân phước cho các mục đồng đã là dịp để công bố “bí mật thứ ba”. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger gửi đến gặp Sơ Lucia để chuẩn bị cho biến cố này. Ngài đã kể lại trong cuốn sách ngài viết “Người chứng kiến cuối cùng tại Fatima. Điều Sơ Lucia đã kể lại cho tôi.” Sách này đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI đề bạt (NXB Bayard, 2008).

Và một khi trình thuật đã được nữ tu Camêlo xác nhận – “tất cả đã được phổ biến. Chính Đức Hồng Y Angelo Sodano, lúc đó là Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã đọc nội dung của tài liệu này tại Fatima, ngày phong chân phước, trước sự hiện diện của Sơ Lucia.

Sau đó một tài liệu khác cũng đã được Đức Hồng Y Ratzinger xuất bản, kèm theo có bản sao những lá thư của Sơ Lucia, ngày 26 tháng 6, 2000.

Chúng ta cần nhớ rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cung hiến Đức Mẹ Đồng Trinh Fatima cho thế giới, và Đức Hồng Y Ratzinger đã chính thức công bố: “Chính Sơ Lucia đã xác nhận rằng hành động trọng thể và hoàn vũ của việc cung hiến phù hợp với điều Đức Mẹ mong muốn (“Sim, està feita, tal como Nossa Senhora a pediu, desde o dia 25 de Março de 1984”: “Đúng vậy. điều ấy đã được thi hành như Đức Mẹ đã yêu cầu ngày 25 tháng 3, 1984: lá thư ngày 8 tháng 11, 1989). Vì vậy tất cả mọi sự thảo luận, và thỉnh cầu mới đều vô căn cứ.”

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Khn cho nhng ai th ơ không đoái hoài đến nhng người nghèo khó hay đau kh

Ngày 16 tháng 3, 2017: Theo Radio Vatican, Đc Thánh Cha Phanxicô gi mt lời kêu gi hết sc mnh m trong Thánh L sáng ngày 16 tháng 3 ti nhà nguyn Thánh Mác-ta, trong khi suy nim v câu chuyn ông Lazarô trong Phúc Âm Thánh Luca.

Đc Thánh Cha nhn mnh: Trong d ngôn này, người nghèo khó tên Lazarô nm bên ngoài ca nhà ông phú h, trong khi ông này đang ăn tic và không đoái hoài đến người nghèo nm bên ngoài ca nhà mình. Ông ta biết rõ người y và biết c tên anh ta na, nhưng không màng ti.

Đc Thánh Cha lưu ý rng chúng ta s lâm nguy nếu chúng ta th ơ đi vi người nghèo khó và vô gia cư chung quanh chúng ta ngày nay.

Ngài nói, ch tin vào danh vng, quyn thế và tin bc s đưa chúng ta ra xa Chúa. Ngài đ cao thành qu tt ca nhng ai tin tưởng vào Thiên Chúa và s vô hiêu qu ca nhng ai ch tin nơi mình và nhng gì h không th tự mình kim xoát.

Khi người ta sng trong mt môi trưòng khép kín, bao quanh bi tin ca và danh vng, và ch tin vào nhng s hu h có, nhng người này mt hướng đi và không biết gì v s hn hp ca mình.

Người y có ti không? Có ch, và mc du Chúa tha th cho nhng ai thng hi, trái tim người này đang đưa dn người này ti con đường mt chiu ca thn chết. Đc Thánh Cha nhn mnh: s có lúc bước qua ranh gii nơi ti li biến thành thi nát. Người này không ch là mt ti nhân mà là mt người thi nát vì mc dù đã biết đến tt c nhng đau kh ca người khác nhưng không đoái hoài.

Đc Thánh Cha nói: Khn cho nhng k ch đt hy vng nơi chính mình, vì không có gì ghê gm hơn là mt trái tim chai đá. Mt khi mình đã đi trên con đường này thì rt khó cha lành được con tim.

Lưu ý cho nhng ai ch tin tưởng vào nhng gì là vt cht, Đc Thánh Cha nhn mnh rng tin vào danh vng, quyn thế và tin bc s đưa chúng ta ra xa Chúa.

Đc Thánh Cha hi: Chúng ta cm thy gì khi chúng ta thy người vô gia cư hay thy tr em đi ăn xin ngoài đường ph? Chúng ta có nói: Không cm thy gì, vì nhng người y là k trm cp? Chúng ta cm thy gì đi vi người nghèo hay vô gia cư, ngay c khi h ăn mc đp đ nhưng không có công ăn vic làm và không th tr tin nhà? Chúng ta có thy như thế là bình thường không? Chúng ta có thy h là mt phn ca khung cnh ca thành ph chúng ta không, hay coi họ như chỉ là nhng bc tượng hay là ch đu xe buýt hay là nhà Bưu Đin?

Đc Thánh Cha lưu ý: Chúng ta phi cn thn, vì nếu chúng ta c ăn, ung tha thuê và t an i lương tâm bng cách ch cho h mt đng tin ri b đi, thì đó không phi là điu làm đúng.

Đc Thánh Cha nhn mnh, tuy nhiên, chúng ta cn ý thc khi nào chúng ta đang đi trên con đường dc, trơn trượt đ đi t ti li đến thi nát.

“Chúng ta cn t hi, chúng ta cm nghĩ gì khi chúng ta đc tin tc thy mt trái bom rơi xung mt bnh vin và rt nhiu tr em b thit mng? Tôi có đc mt kinh cho các nn nhân hay c b qua như không thấy gì? Tim tôi có xúc đng không? Hay tôi cũng cư x như ông phú h không thương gì Lazarô mà ch có my con chó là đoái hoài thôi?

Đc Thánh Cha noí: Nếu như vy thì chúng ta đang trên đường đi t ti li sang thi nát.

“Chúng ta cn xin Chúa nhìn vào tim chúng ta xem chúng ta có đang đi trên con đường dc trơn trượt và tiến ti thi nát không? Con đường này không quay tr li được. Nht là nhng người có trái tim khép kín và tham lam.

Đc Thánh Cha Phanxicô kết lun: Chúng ta hãy cu nguyn đ xin Chúa ch cho chúng ta biết phi chn con đường nào.”

Đức Thánh Cha nói với các tu sĩ Dòng Đa Minh: ‘Hãy là Muối và Ánh Sáng trong thế gian hôm nay’

Đức Thánh Cha bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 800 thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô

Sau đây là bản dịch huấn từ của Đức Thánh Cha

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy hai trình huống đối lập của nhân lọai: một bên là ‘lễ hội của ‘những tò mò háo hức về thế gian’ và bên kia là là việc vinh danh Chúa Cha qua những công việc lành thánh. Và cuộc sống của chúng ta xoay chuyển giữa hai trình huống này.

Thực vậy, điều này đã xẩy ra trong mọi thời đại, như lời Thánh Phaolô gửi Timôtê (2 Tim 4:1-5) cho thấy, và chính Thánh Đaminh và những bạn hữu đầu tiên của ngài cũng đã trải qua như vậy 800 năm về trước.

Thánh Phaolô lưu ý Timôtê rằng phải rao truyền Phúc Âm trong một môi trường nơi người dân luôn luôn tìm kiếm những thầy giảng mới, những huyền thọai mới, và các học thuyết và ý tưởng mới…“Prurientes auribsu” (2 Tim 4:3).

Đây là lễ hội của những tò mò háo hức của thế gian, là những gì quyến rũ. Do đó Thánh Tông Đồ giảng dậy các môn đệ với những lời nói mạnh mẽ, như “khẩn thiết”, thuyết phục, phản đối, “khuyên nhủ”, và “hãy sẵn sàng, “chịu đựng gian khổ” (nt 2.5).

Chúng ta đã thấy ngay cả hai ngàn năm về trước, các Tông Đồ Phúc Âm cũng thấy họ bị nằm trong hai trình huống này, và ngày nay đã phát triển, đã hoàn vũ hóa, vì những quyến rũ của của thuyết tương đối chủ quan.

Khuynh hướng tìm kiếm những gì mới lạ, thích hợp với sở thích của con người, đã tìm được môi trường lý tưởng trong xã hội bề ngoài, tiêu thụ, trong đó những gì xưa cũ phải được tái thiết dụng, nhưng điều quan trọng là làm sao cho những thứ này dường như mới mẻ, và hấp dẫn.

Sự thật cũng được gầy dựng. Chúng ta sống trong một xã hội mệnh danh là ‘xã hội lưu chầy,’ không có những điểm cố định, không có những trục định hướng, không có những chuẩn đích vững chắc, trong một nền văn hóa phù du, tiêu dùng rồi vứt bỏ. Được nâng cao rõ ràng trước cái ‘lễ hội trần thế’ này là trình huống đối nghịch chúng ta thấy trong lời Chúa Giêsu phán mà chúng ta vừa được nghe: “Hãy vinh danh Cha chúng ta ở trên Trời.”

Và làm sao chúng ta có thể đi từ trạng thái có vẻ lễ hội và hời hợt này đến chỗ quang vinh? Chỉ có thể được thể hiện qua những việc lành của những ai, trở nên môn đệ Chúa Giêsu, và đã trở nên “muối” và “ánh sáng.”

Cũng vậy, ánh sáng của anh em – Chúa Giêsu phán - phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” Giữa lễ hội xưa kia và ngày nay, đây là câu giải đáp của Chúa Giêsu và Giáo Hội, đây là sự hỗ trợ vững chắc giữa một mội trường lưu chẩy: việc lành chúng ta có thể làm để cảm tạ Chúa Kitô và Thánh Thần của Người, là điều phát sinh trong tim lời tri ân Chúa Cha, và ca tụng Người. Chúng ta ít ra cũng phải tự hỏi “Tại sao”, “Tại sao người ấy lại cư xử như thế?” làm cho thế gian phải lặng thinh trước chứng tá của Phúc Âm.

Tuy nhiên, muốn cho sự ‘lay chuyển’ này có thể xẩy ra , thì muối không được mất vị mặn và ánh sáng không được che dấu (Mat 5:13-15).

Chúa Giêsu nói rất rõ: Nếu muối nhạt đi, thì trở thành vô dụng. Tiếc thay nếu muối nhạt đi! Nếu Giáo Hội mất đi hương vị! Xin hãy coi chừng một linh mục, một người được thánh hiến, một Cộng Đoàn mất hương vị!

Ngày nay, chúng ta vinh danh Chúa Cha về công trình Thánh Đa Minh đã thực hiện, tràn đầy ánh sáng và muối của Chúa Kitô, 800 năm về trước: một công trình để phục vụ cho Phúc Âm, ngài đã rao giảng bằng lời nói và đời sống; một công trình nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, đã giúp đỡ biết bao nhiêu người nam và nữ khiến cho họ không bị tan rã trong lễ hội của những tò mò háo hức của trần gian, nhưng lại mê say hương vị của những học thuyết lành mạnh, hương vị của Phúc Âm và trở thành ánh sáng và muối, là những người tạo dựng các việc lành thánh…là những người anh chị em vinh danh Thiên Chúa và giảng dậy kẻ khác cũng vinh danh Thiên Chúa bằng những công trình tốt đẹp của đời sống.”

Đức Thánh Cha khuyên các bậc cha mẹ không nên cãi cọ trước mặt con cái

“Không bao giờ để cho con cái nghe thấy các bạn cãi cọ nhau”, Đức Thánh Cha khuyên các phụ huynh: “Con trẻ sẽ đau khổ, chúng cảm thấy bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng tranh cãi nhau.”

Lời khuyên này đã được nêu lên khi Đức Thánh Cha tiếp xúc với các phụ huynh của 45 trẻ em được rửa tội năm 2016 tại Giáo Xứ Santa Maria de Setteville de Guidonia, ngày 15 tháng 1, 2017.

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các phụ huynh hãy làm hòa sau một cuộc tranh cãi, ngài nói: “Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa. Vì cuộc chiến tranh lạnh của ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn.”

Sau đây là bản dịch lời của Đức Thánh Cha Phanxicô.

ĐỐI THOẠI VỚI CÁC PHỤ HUYNH TRONG GIÁO XỨ

Chúng ta hãy cảm tạ kho báu Chúa ban là các trẻ em. Có con là một ân sủng. Và cũng là một vấn đề to lớn, vì chúng khóc lóc, chúng không để cho chúng ta ngủ yên, chúng ta không hiểu chúng muốn cái gì, nhưng luôn luôn là một niềm vui khi thấy chúng khôn lớn: đây là niềm vui của sự sống đang phát triển và làm cho chúng ta cảm thấy trẻ trung hơn. Tôi có một giáo sư khi tôi theo học tại đại chủng viện, ngài là giáo sư dậy môn triết học Tôi đã thấy con người giảng dậy môn triết học, một môn học trừu tượng, nhưng khi coi ngài chơi đùa với trẻ em! Tôi thấy ngài trở nên rt trẻ trung! Vì chính các trẻ em có ân sủng khiến chúng ta trở nên trẻ trung hơn.

Tôi chúc các bạn sống tốt hơn với các con cháu mình. Xin Chúa giúp các bạn hạnh phúc hơn nhờ ân sủng gia đình là các con cái Sẽ có nhiều vấn đề, hàng tá vấn đề; nhưng sau cùng, trái cây sẽ chín và sẽ là kết quả của công sức của các bạn, của sự kiên nhẫn, của việc dậy dỗ, của gương sáng của các bạnKết qu rất tuyệt vời.

Tôi xin lỗi, cho phép tôi có một lời khuyên. Bạn có thể nói: “Cha ơi, con biết rồi, con biết cha sẽ nói: con hãy cho đứa bé này chịu lễ lần đầu.” Không, không phải thế đâu! Tôi muốn gửi đến các bạn một lời khuyên nhủ khác. Việc vợ chồng cãi nhau là chuyện thông thường. Không có gì lạ cả. Hiếm khi mới có những cặp vợ chồng không cãi nhau, điều này rất hiếm. Tranh cãi là chuyện bình thường, đó là chuyện thường có trong đời. nhưng lời tôi khuyên nhủ các bạn là không bao giờ để cho con cái nghe thấy hay trông thấy các bạn cãi cọ nhau. Nếu muốn nói gì nặng tiếng với nhau, xin hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cứ việc nói và cứ việc cãi!  Như vậy rất lành mạnh vì sẽ cho phép giải tỏa dễ dàng hơn. Nhưng đừng cho con cái thấy, vì chúng sẽ đau khổ, chúng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, khi cha mẹ cãi nhau. Đây là lời khuyên đầu tiên của tôi.

Và lời khuyên thứ hai cũng không phải dành cho trẻ con, mà là cho các bạn. Nếu các bạn có tranh cãi – dù đây là điều thông thường giữa các lứa đôi – xin đừng bao giờ không làm hòa trước khi trời tối. Vì cuộc chiến tranh lạnh ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa.

Tuy nhiên lời khuyên thứ nhất có liên quan đến con cái: làm sao để chúng không bao giờ thấy cha mẹ cãi cọ nhau. Vì chúng sẽ đau khổ. Và tôi chúc các bạn sẽ sống tốt lành hơn.

Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn, và xin cũng cầu nguyện cho tôi.

Bây giờ xin tất cả các bạn hãy ngồi xuống, vì bồng bế con cũng khá vất vả. Hãy ngồi xuống đi và tôi sẽ ban phép lành cho tất cả các bạn, tất cả các gia đình.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Kính mừng.

Tiệc Cưới Cana

Tiệc Cưới Cana

Chúa Giêsu lên đường đi rao giảng,
Luôn có Đức Mẹ Maria đi cùng.
Phép lạ đầu tiên! Danh Ngài rạng sáng,
Tại Cana, trong tiệc cưới lạ lùng.

Tiệc đang vui, các vò rượu lại cạn,
Mẹ Maria quá cảm thương chủ nhà.
Khách mất vui, đôi tân hôn ân hận,
Mẹ ngỏ lời xin Chúa giúp người ta.

Chúa trả lời: “Giờ của con chưa tới!”
Mẹ bảo quản gia hãy nghe lời Ngài.
Chúa phán: “Hãy đổ đầy sáu chum nước,
Rồi múc ra thết đãi tất cả nhà!”

Nước trong chum đã biến thành rựơu quý,
Khách ngạc nhiên: “Sao để dành rượu ngon?”
“Mãi nửa chừng mới đem ra bàn tiệc?”
Mẹ hân hoan, nhưng giữ kín trong lòng.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp xúc với Tổng Thống Mahmoud Abbas

Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho các vị thánh đầu tiên của Palétin.

Dường như có sự thỏa thuận là Tòa Thánh sẽ công nhận Palétin là một quốc gia

Tổng Thống Palétin sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô ngày thứ bẩy.

Theo một bản tin của Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh, Tổng Thống Mahmoud Abbas sẽ tới Vatican vào buổi sáng. Đây không phải là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Thống Palétin.

Cuộc viếng thăm này xẩy ra sau vụ phong thánh cho hai nữ tu sanh ra tại Đất Thánh, Thánh Mẹ Bề Trên Marie Alphonsine và Thánh Nữ Tu Mariam Baouardy, một biến cố chính Tổng Thống Palétin đã tham dự ngày 17 tháng 5, 2015 tại Vatican. Đây là hai vị thánh đầu tiên của Palétin.

Cuộc viếng thăm này cũng xẩy ra sau khi một thỏa hiệp vào tháng 5 năm 2015 giữa Tòa Thánh và quốc gia Palétin đã được mạnh mẽ thực hiện. Thỏa hiệp này được coi như việc công nhận Palétin là một quốc gia.

Điềm Lạ Ánh Sao

Vịnh Ba Tư ngày kia có dấu lạ,

Ba hiền sĩ chiêm tinh thấy Vua sinh.

Vị Vua nào quyền uy cao cả?

Cả đất trời run sợ khiếp kinh!

Họ rủ nhau cùng đi tìm kiếm.

Ngước mắt trông vời khắp trời cao.

Ô! Điềm lạ nay đà thị kíến,

Phương Đông rạng ngời một ánh sao.

Ngôi sao sáng rạng ngời chói lọi,

Chiếu hào quang tỏa khắp không trung.

Ba hiền sĩ như được mời gọi,

Đi tìm Vua Cao Cả ngàn trùng.

Mang nhũ hương, vàng thoi và mộc dược,

Từ Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.

Họ lên đường mong tìm cho được,

Vua uy quyền giáng thế nhiệm mầu. 

Giáng Sinh là thời điểm thách đố chúng ta phải bảo vệ đời sống

Đức Thánh Cha gửi thư cho các Giám Mục trên thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong lá thư gửi cho các Giám Mục trên thế giới, yêu cầu họ hãy lắng nghe tiếng khóc than của những người yếu đuối nhất. Ngài cũng xin tha thứ cho những linh mục đã lạm dụng trẻ em, và xin cho những tội lỗi này sẽ không bao giờ còn tái diễn.

Nuôi dưỡng niềm vui, bất kể giá nào

Ngài viết cho các giám mục: “Tôi xin các bạn một lần nữa không nên để cho chúng ta bị cướp mất đi niềm vui, vì đôi khi chúng ta có thể thất vọng với thế gian chung quanh ta, với Giáo Hội, và ngay cả với chúng ta nữa.”

Đức Thánh Cha ghi nhận là Lễ Giáng Sinh cũng có những giọt nước mắt, dù chúng ta có muốn hay không. Ngài nói các thánh sử cũng không che dấu thực tại để làm cho hấp dẫn hơn. Ngày nay “chúng ta vẫn nghe được tiếng kêu than đau đớn, mà chúng ta không muốn nghe hay không thể làm ngơ hay làm cho câm nín.”

Tấm lòng nặng chĩu

“Trong thế giới chúng ta – tôi viết thư này với tấm lòng nặng chĩu – chúng ta tiếp tục nghe thấy những tiếng khóc than của biết bao nhiêu bà mẹ, của bao nhiêu gia đình, vì cái chết của con cái họ, những trẻ em vô tội.”

Đức Thánh Cha khẳng định là các giám mục phải ý thức là ngày hôm nay chương sách đau buồn này vẫn còn đang được tiếp tục chép ra.

“Chúng ta có thể nào cảm nghiệm niềm vui Kitô đích thực nếu chúng ta quay lưng trước những thực tại này? Niềm vui Kitô làm sao có được nếu chúng ta bỏ qua tiếng kêu của các anh chị em chúng ta, tiếng kêu của các trẻ em?” Ngài ghi nhận rằng Thánh Giuse là người đầu tiên được trao phó trách nhiệm bảo vệ niềm vui cứu độ.

Đức Thánh Cha viết: “Các vị chủ chăn ngày hôm nay cũng có trách nhiệm này, là phải tỉnh thức, thay vì câm điếc, không nghe được tiếng Chúa, và phải ý thức về những gì đang xẩy ra quanh chúng ta.”

‘Tuyệt đối không thể bao dung”

Sau khi than về các thức chúng ta lắng nghe tiếng kêu than của trẻ em trên thế giới, Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta cũng nghe thấy tiếng kêu của Giáo Hội là Mẹ chúng ta, cũng đang khóc vì những đau thương đang xẩy ra cho những đứa con nhỏ bé nhất. Giáo Hội cũng nhận biết tội lỗi một số các thành phần đã vi phạm, đó là các linh mục đã bạo hành tính dục các trẻ em, và những ai che đậy các tội phạm này.

Đức Thánh Cha viết: “Đó là tội phạm làm cho chúng ta phải xấu hổ. Những người có trách nhiệm bảo vệ những trẻ này đã phá hủy phẩm giá của chúng. Chúng ta rất nuối tiếc và chúng ta xin tha thứ.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Chúng ta đồng cảm với những nỗi đau của các nạn nhân và chúng ta phải khóc vì tội lỗi này – “tội lỗi đã vi phạm, tội lỗi vì không giúp đỡ, tội che dấu và làm ngơ, và tội lạm dụng quyền thế. Giáo Hội cũng than khóc vì những tội lỗi các con cái vi phạm và xin được tha thứ.”

“Tôi muốn chúng ta hãy tái cam kết cho việc bảo đảm rằng những tội ác ghê gớm này sẽ không còn tái diễn giữa chúng ta. Chúng ta hãy cam đảm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bằng mọi cách đời sống của các trẻ em của chúng ta, để cho các tội phạm này không còn tái diễn. Trong lãnh vực này, chúng ta hãy cam quyết trung thành, và rõ ràng là “tuyệt đối không thể bao dung.”

Bảo vệ và bênh vực đời sống

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng niềm vui Kitô nẩy sinh nhờ một ơn gọi. Cũng như Thánh Giuse chúng ta được mời gọi để “ôm ấp và bảo vệ đời sống con người, nhất là những trẻ em vô tội ngày hôm nay.”

Đức Thánh Cha viết: “Mùa Giáng Sinh là thời điểm thách đố chúng ta phải bảo vệ đời sống, và giúp cho được sanh ra và lớn lên. Giáng Sinh là thời điểm thách đố các giám mục tìm được sự can đảm mới. Can đảm để chấp nhận thực tại là nhiều trẻ em của chúng ta đang phải trải nghiệm ngày hôm nay, và phải họat động để đảm bảo cho chúng duy trì được phẩm giá là con cái Thiên Chúa. Các em không những chỉ được tôn trọng mà trên hết phải được bảo vệ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: “Chúng ta không được để cho các trẻ em này bị cướp mất niềm vui” và chúng ta hãy noi gương Thánh Giuse và Mẹ Maria mà che chở cho niềm vui này.

Lời Đức Thánh Cha Phanxicô ngày Lễ Thánh Stêphanô

Hãy nhớ đến những người hôm nay đang chịu đau khổ vì bị áp bức
Lời Đức Thánh Cha Phanxicô ngày Lễ Thánh Stêphanô

Các bạn thân mến,

Niềm vui Giáng Sinh đang tràn ngập tâm hồn chúng ta trong khi chúng ta tưởng niệm việc Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi chịu tử hình, chúng ta muốn ghi nhận chứng tá ngài đã để lại qua sự hy sinh mạng sống của ngài. Đây chính là chứng tá vinh quang của các vị tử đạo, chịu đau đớn vì tình yêu Chúa Kitô. Các vị tử đạo này vẫn tiếp tục hiện diện trong lịch sử của Giáo Hội, kể từ ngày Thánh Stêphanô cho tới nay.

Phúc Âm hôm nay (Mt 10,17-22) đã nói về chứng tá này. Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ về những sự từ khước và áp bức họ sẽ gặp phải: “Các con sẽ bị thù ghét vì Danh Ta”.  Nhưng tại sao thế gian lại áp bức các Kitô hữu? Thế gian thù ghét các Kitô hữu vì họ thù ghét Chúa Giêsu: vì Người đã mang ánh sáng của Thiên Chúa tới trong khi thế gian lại thích ở trong bóng tối, để che dấu những hành vi xấu xa của họ. Chúng ta hãy nhớ là chính Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đã cầu xin Chúa Cha bảo vệ cho chúng ta chống lại các thần dữ của thế gian.

Có một sự chống đối giữa tinh thần của Phúc Âm và của thế gian. Bước theo Chúa Giêsu có nghĩa là bước theo ánh sáng, được thắp lên ban đêm tại Bê Lem, và từ bỏ bóng tối của thế gian.

Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, được tràn đầy Thánh Thần, đã bị ném đá vì ngài tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Người con duy nhất đã xuống trần, hôm nay mời gọi các tín hữu hãy chọn con đường ánh sáng và sự sống của Người. Đó là ý nghĩa của việc Chúa đến với chúng ta. Khi yêu mến Chúa Kitô và vâng lời Người, Phó Tế Stêphanô đã chọn Chúa Kitô, sự sống và ánh sáng cho mọi người. Khi chọn sự thật, ngài đã cũng trở nên nạn nhân của sự bất công trong thế gian. Nhưng trong Chúa Kitô, Stêphanô đã trở nên kẻ chiến thắng!

Hôm nay cũng vậy, muốn làm chứng tá cho ánh sáng và sự thật, Giáo Hội đã có kinh nghiệm về những sự đán áp tàn bạo, tại nhiều nơi, và ngay cả các vụ tử đạo nữa. Nhiều anh chị em chúng ta vì đức tin đã chịu đựng rất nhiều sự bất công, áp bức tàn bạo và bị thù ghét vì Chúa Giêsu! Tôi muốn nói với các bạn một điều: các vị tử đạo ngày nay nhiều hơn trong các thế kỷ đầu tiên. Khi chúng ta đọc về lịch sử của các thế kỷ đầu tiên, ngay tại Rôma này, chúng ta thấy có biết bao nhiêu sự bạo tàn đối với các tín hữu. Tôi muốn nói với các bạn: những bạo tàn này vẫn hiện diện ngày hôm nay, mà còn nhiều hơn đối với các Kitô hữu.

Hôm nay chúng ta muốn nhớ đến những người đang chịu đau khổ vì bị áp bức và muốn thân cận với họ bằng tình thương mến, bằng kinh nguyện, và bằng cả những giọt nước mắt của chúng ta nữa.

Hôm qua, ngày Lễ Giáng Sinh, các Kitô hữu bị áp bức tại Iraq, đã cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh trong nhà thờ chánh tòa đổ nát: đây là một thí dụ về sự trung tín đối với Phúc Âm. Mặc dù chịu nhiều thử thách và nguy biến, họ vẫn can đảm làm chứng cho sự kết hợp với Chúa Kitô và sống Phúc Âm, đồng thời vẫn lo lắng cho những người thiếu thốn, những người bị quên lãng, và làm việc thiện bất kể đối với ai. Như thế họ cũng làm chứng tá cho tình bác ái trong sự thật.

Khi chúng ta dành chỗ trong tim cho Con Thiên Chúa đã tự hiến mình cho chúng ta ngày Giáng Sinh, chúng ta hãy hân hoan và can đảm canh tân sự cam kết của chúng ta là trung thành đi theo Chúa, như vị hướng đạo duy nhất, bằng cách kiên trì sống theo Phúc Âm và từ bỏ thái độ của những người độc tài trên thế gian.

Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Mẹ hướng dẫn chúng ta, và luôn luôn nâng đỡ chúng ta trên hành trình đi theo Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta đang chiêm ngắm trong hang đá, và là Đấng trung thành làm chứng tá cho Đức Chúa Cha.

Subscribe to this RSS feed